Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Liên kết du lịch Đông Nam bộ nhiều khởi sắc

Tạp Chí Giáo Dục

Đông Nam b là nơi hi t đa dng tài nguyên du lch. Vic liên kết không ch to s đa dng hóa sn phm mà còn là mt trong nhng cách đ đưa du lch ca mi đa phương cùng phát trin chung vi cc trong thi gian ti.


Du khách khp nơi tìm hiu tour du lch ti Ngày hi du lch TP.HCM năm 2022

Nhiu khi sc

Sau 2 năm thực hiện liên kết giữa 6 tỉnh Đông Nam bộ gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và TP.HCM, tình hình du lịch của các địa phương khởi sắc đáng kể.

Ông Nguyễn Văn Thọ (Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết, việc nỗ lực triển khai các hoạt động liên kết, phát triển du lịch vùng Đông Nam bộ trong thời gian qua đã trở thành động lực thúc đẩy hoạt động du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phục hồi nhanh chóng sau đại dịch Covid-19 và đạt được những kết quả khả quan. Trong năm 2022, tổng lượt khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng tại tỉnh đạt trên 12,6 triệu lượt, tổng thu trên 13 ngàn tỷ đồng. Đến nay, tỉnh đã thu hút được 132 dự án đầu tư về du lịch. Trên 50 dự án đã đi vào hoạt động hiệu quả với nhiều loại hình sản phẩm đa dạng và có tính đặc thù, phù hợp với thị trường du lịch quốc tế như: The Imperial, Sixsences Resort, The Grand – Hồ Tràm Strip, Pullman, Melia at the Hampton…

Nhờ việc liên kết vùng Đông Nam bộ, tỉnh Đồng Nai cũng đạt nhiều kết quả. Ông Nguyễn Sơn Hùng (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai) cho biết, Đồng Nai là một trong các tỉnh nằm trong khu vực liên kết vùng Đông Nam bộ đã tích cực phối hợp với các địa phương tham gia và tổ chức nhiều hoạt động kích cầu du lịch như: Ký kết kích cầu du lịch với ngành du lịch TP.HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu, tổ chức 3 cuộc khảo sát một số điểm đến nổi bật của tỉnh Đồng Nai cho các doanh nghiệp du lịch và các cơ quan truyền thông của các địa phương. Bên cạnh đó, Đồng Nai còn tham gia các sự kiện như: Ngày hội Du lịch TP.HCM, Hội chợ Quốc tế TP.HCM, Lễ hội nghề bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, Liên hoan ẩm thực Bình Dương, Không gian văn hóa ẩm thực du lịch vùng Đông Nam bộ tổ chức tại Bình Phước.


Đa đim du lch Phù Châu Miếu trong chương trình du lch “Trăm năm tìm li du xưa” ca Q.Gò Vp

“Các hoạt động nêu trên đã tạo thuận lợi cho các địa phương trong vùng tăng cường trao đổi, chia sẻ với nhau những lợi thế, tiềm năng cũng như giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch của địa phương đến với các tỉnh, thành trong và ngoài khu vực. Thông qua đó, Đồng Nai đã giới thiệu được một số điểm đến nổi bật của địa phương như: Công viên nước “Vịnh kỳ diệu” thuộc khu du lịch Sơn Tiên, Vườn quốc gia Cát Tiên, Làng bưởi Tân Triều, khu du lịch Suối Mơ, Khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai… và rất được các doanh nghiệp du lịch trong, ngoài tỉnh quan tâm lưu ý, từ đó xây dựng nội dung để đưa vào giới thiệu với du khách, được nhiều khách du lịch đăng ký tham gia”, ông Hùng chia sẻ.

Làm rõ nét đc sc ca vùng

Theo bà Phan Thị Thắng (Phó Chủ tịch UBND TP.HCM), Việt Nam mở cửa du lịch hoàn toàn từ ngày 15-3. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam 10 tháng năm 2022 đạt 2,36 triệu lượt. Trong đó, khách quốc tế đến khu vực Đông Nam bộ 10 tháng năm 2022 đạt hơn 2 triệu lượt – đây là một con số khá khiêm tốn, chỉ bằng 16% lượng khách quốc tế đến Đông Nam bộ trong năm 2019 (12,4 triệu lượt khách quốc tế). “Chúng ta phải nhìn nhận rằng tốc độ phát triển du lịch Đông Nam bộ vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của một vùng đất giàu văn hóa – lịch sử, đa dạng về tài nguyên du lịch và nguồn nhân lực dồi dào”, bà Thắng nhìn nhận.


Núi Bà Đen – mt đa đim du lch  Tây Ninh

Để hoạt động liên kết phát huy hiệu quả hơn nữa, bà Thắng đề xuất, các địa phương liên kết phải xây dựng sản phẩm du lịch liên kết phù hợp “6 địa phương – 1 điểm đến”, làm nổi bật đặc trưng của mỗi địa phương nhằm tăng sức hút của điểm đến Đông Nam bộ. Bên cạnh đó đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường để xác định thị trường mục tiêu; tránh việc quảng bá, xúc tiến thiếu trọng tâm, trọng điểm; liên kết chặt chẽ để hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch vùng hiệu quả, chuyên nghiệp nhằm nâng cao thương hiệu điểm đến của vùng, tăng sức hút, sự hấp dẫn với khách du lịch. Đồng thời tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo nghề du lịch; chất lượng nhân sự tại các điểm du lịch và khách sạn cũng như chất lượng hướng dẫn viên du lịch… Ngoài ra, các địa phương cũng tiếp tục cải cách cơ chế chính sách, thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường và bảo đảm an ninh quốc phòng.

Trong 7 vùng du lch ca Vit Nam, Đông Nam b là vùng phát trin kinh tế năng đng, nơi hi t đa dng tài nguyên du lch vi li thế rng, bin, sông, h, h thng di tích văn hóa lch s, làng ngh đ phát trin nhiu loi hình du lch v ngun, du lch sinh thái cng đng, du lch ngh dưng, du lch bin… Hot đng liên kết không ch đem li s đa dng hóa sn phm mà còn hưng ti khai thác s ni tri v sn phm du lch gia các đa phương. Qua đó giúp các đa phương t chc đưc nhiu s kin du lch tiêu biu, hi ch, ngày hi du lch, tun l văn hóa du lch m thc, tun l du lch gn vi làng ngh truyn thng ca Đông Nam b.

Ông Đoàn Văn Việt (Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) đề nghị, các địa phương liên kết cần tiếp tục phát huy thế mạnh, tiềm năng du lịch địa phương, tích cực khai thác, trao đổi khách du lịch giữa các địa phương trong vùng. Đồng thời, phát huy vai trò của các doanh nghiệp đặc biệt là các công ty lữ hành trong việc kết nối các điểm đến, kết nối quốc tế và phát triển các điểm đến mới, sản phẩm mới, tour tuyến mới. “Thời gian tới đòi hỏi chúng ta cần làm rõ nét hơn nữa những đặc sắc của vùng, hình thành các chương trình du lịch hấp dẫn, thu hút quan tâm, khám phá của du khách trong và ngoài nước…”, ông Việt nói.

Thúy Kiu

Bình luận (0)