Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Già làng gương mẫu ở biên giới Chơ Chun

Tạp Chí Giáo Dục

Ngoài 70 tui, già làng A Lăng Nhch, ngưi Gi Triêng thôn A Xò, xã Chơ Chun (huyn Nam Giang, tnh Qung Nam) vn không ngng tuyên truyn cho thế h tr v ch quyn an ninh biên gii quc gia. Nhiu năm qua, ông là tm gương sáng trong phát trin kinh tế và gương mu đi đu trong bo v đưng biên, ct mc…


Già làng A Lăng Nhch luôn gương mu đ bà con dân bn làm theo

1.Vùng biên giới Chơ Chun vào mùa đông lạnh buốt. Sương nặng hạt như mưa ở đồng bằng đổ đồm độp trên lớp lá khô trước khi thấm vào mặt đất càng tăng thêm hơi lạnh. Già làng A Lăng Nhứch ngồi bên bếp lửa, xung quanh ông là đám trẻ trong thôn. Ngày cuối tuần, chúng đến nghe ông kể chuyện núi rừng. Ngọn lửa cháy đượm hắt ánh sáng lên gương mặt sạm rám của người đứng đầu làng bản. Giọng ông trầm và chậm nhưng thanh điệu dứt khoát khi nói về từng cột mốc chia ranh giới giữa biên cương. Ông kể về việc làm của những người lính biên phòng và người dân ở A Xò để giữ gìn bình yên biên giới. “Những đường biên đánh dấu ranh giới quốc gia, sự bình yên hôm nay đã được đánh đổi bằng xương máu của các thế hệ đi trước. Vì vậy cần nêu cao ý thức bảo vệ đường biên, cột mốc, phấn đấu học lấy cái chữ để phát triển tương lai”, già làng A Lăng Nhứch nói.

Thời trẻ, già làng A Lăng Nhứch từng là có gần 10 năm trực tiếp chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, hơn ai hết ông trân quý giá trị của hòa bình, của sự bình yên trên quê hương mình. Trở về với cuộc sống đời thường, ông chăm chỉ phát triển kinh tế, tìm tòi trồng cây gây rừng, học hỏi kỹ thuật chăn nuôi để nâng cao đời sống. Mỗi khi đúc rút được một kinh nghiệm nào đó ông đều tuyên truyền lại để bà con dân bản cùng làm. Ông tích cực vận động bà con tổ chức lại sản xuất, quy hoạch lại dân cư để ổn định cuộc sống. Gia đình ông cũng chủ động cải tạo hơn 10ha vườn tạp, đất trống, đồi núi trọc để áp dụng thí điểm mô hình kinh tế trang trại với nhiều loại cây, con giống mới. Ông còn tình nguyện hỗ trợ cây giống, kỹ thuật canh tác cho nhiều hộ khác trong thôn để trồng trọt, phát triển kinh tế từ đó vươn lên thoát nghèo.

Chúng tôi ri A Xò khi chiu mun. A Lăng Nhch tin khách đến cu thang nhà sàn. Ông nhc nh đám tr ngày mai nh đến trưng đúng gi. Tiếng d đáp tr đy hng khi vang mt góc rng. Ri đây nhng đa tr có đôi mt sáng tinh anh y s bưc ra khi rng, vươn ti ging đưng và tr v xây dng quê hương như mong mun ca A Lăng Nhch.

2.Sinh ra và lớn ở A Xò, già làng A Lăng Nhứch thông thuộc từng lối đi, khoảng cách giữa các con suối, ngọn núi. Ông không cần la bàn vẫn “định vị” được vị trí từng cột mốc, đường biên đánh dấu chủ quyền biên giới quốc gia đoạn qua địa bàn của bản. Yêu quê hương, ông tình nguyện tham gia công tác bảo vệ đường biên cột mốc cùng những người lính biên phòng La Êê. Hơn chục năm trước, ông được tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng tự quản đường biên cột mốc thôn A Xò. “Tôi phải đi đầu làm gương để người dân, nhất là các cháu nhỏ làm theo. Ở vùng cao này, mọi việc muốn nêu gương đều phải có hành động cụ thể, niềm tin không thể gầy dựng chỉ bằng lời nói”, già làng A Lăng Nhứch trải lòng.

Trong vai trò Tổ trưởng tự quản, mỗi khi họp thôn, già làng A Lăng Nhứch luôn đề nghị mời đại diện lãnh đạo xã Chơ Chun, Đồn biên phòng La Êê để thông qua kế hoạch của tổ tự quản bảo vệ đường biên cột mốc cho mọi người cùng biết, trao đổi tình hình trên các đoạn biên giới do thôn quản lý. Lịch trực, tuần tra được ông cẩn thận ghi chép, phân công chi tiết cho các thành viên trong tổ thực hiện. Không kể nắng hay mưa, đôi chân của ông vẫn mạnh mẽ băng rừng, cùng lực lượng biên phòng, dân quân xã đi tuần tra, phát quang bảo vệ đường biên, cột mốc, vận động nhân dân tham gia thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” “Tổ tự quản đường biên, cột mốc”…

Già làng A Lăng Nhứch cũng đã cung cấp hàng trăm tin có giá trị cho Đồn biên phòng La Êê về tình hình liên quan đến an ninh biên giới, tội phạm buôn bán, tàng trữ, sử dụng ma túy… Từ  những thông tin này, chính quyền địa phương, Đồn biên phòng La Êê đã xử lý kịp thời, góp phần đảm bảo tốt an ninh trật tự tại địa bàn.


Già làng A Lăng Nhch trong mt ln tun tra biên gii cùng chiến sĩ Đn biên phòng La Êê

Già làng A Lăng Nhứch ngừng kể khi Thượng tá Quách Thiện Dư, Chính trị viên Đồn biên phòng La Êê gõ cửa gọi: “Bố Nhứch có nhà không?”. Câu chuyện nhanh chóng được tiếp tục rôm rả hơn khi có sự góp mặt của người lính biên phòng. Thượng tá Quách Thiện Dư chia sẻ: “Đơn vị quản lý hai xã La Êê và Chơ Chun. Trong những năm qua an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững và ổn định. Có được kết quả trên một mặt là chúng tôi phát huy vai trò nòng cốt của đơn vị, mặt khác là dựa vào sự giúp đỡ của nhân dân, chính quyền địa phương, đặc biệt là người có uy tín, già làng trưởng bản – những người đại diện cho ý chí của cả cộng đồng người đồng bào dân tộc thiểu số. Già làng A Lăng Nhứch có lối sống gương mẫu nên bà con rất tín nhiệm. Thông qua vai trò của già làng A Lăng Nhứch, chúng tôi đã tuyên truyền, vận động thu hút được đông đảo bà con nhân dân trong việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới”.

3.Thời gian gần đây, đôi chân già làng A Lăng Nhứch không còn khỏe, ông nhường việc cắt núi băng rừng bảo vệ đường biên cột mốc lại cho lớp trẻ. Nhưng ông vẫn chưa có ngày nghỉ đúng nghĩa. Không lên rừng, ông lại gặp gỡ bà con, các cháu nhỏ trong bản để tuyên truyền, vận động, động viên các cháu đến trường học chữ.

Già A Lăng Nhứch nói thật chậm: “Mỗi người dân A Xò đều yêu quê hương của mình. Những câu chuyện kể của tôi cũng mong các cháu hiểu thêm, biết nhiều hơn về mảnh đất biên cương này để nỗ lực gìn giữ, bảo vệ và học tập để tiến bộ”. Lũ trẻ ngồi lặng nghe A Lăng Nhứch kể chuyện làng, chuyện bản. Không chỉ chúng mà cả bà con dân bản lâu nay đều xem ông như “điểm tựa” để khi cần lại tìm đến nghe ông khuyên nhủ.

Thiên Phúc

Bình luận (0)