Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Cần sa – nguy hiểm quá gần

Tạp Chí Giáo Dục

Cn sa là mt loi ma túy ly t cây du gai có tên là Cannabis Sativa. Cn sa có các hp cht làm thay đi tâm trí nh hưng xu đến não và cơ th ca ngưi s dng. Điu đáng nói là cn sa đã “quá gn” vi chúng ta khi mà ch cn vài chc ngàn đng cũng có th vô tình s hu đưc cn sa…


Bng nhiu hình thc, nguy him t cn sa ngày càng gn

Bng ngô, ko… tm cn sa

Mới đây, Trung tâm Chống độc – Bệnh viện (BV) Bạch Mai đã tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân Phạm Thị Ch. (56 tuổi, ở Q.Thanh Xuân, Hà Nội) được chẩn đoán ngộ độc cần sa sau khi ăn bỏng ngô có tẩm cần sa.

Theo lời kể của người nhà, khoảng 16 giờ 30 ngày 29-11, bà Ch. ăn 2 miếng bỏng ngô (do con gái đặt mua trên mạng). Sau khi ăn khoảng một tiếng, bà Ch. cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, nôn ra thức ăn, ý thức lơ mơ nên được người nhà đưa vào Trung tâm Chống độc – BV Bạch Mai.

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc – thông tin: “Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lơ mơ, đồng tử giãn hai bên. Kết quả xét nghiệm nước tiểu của bệnh nhân phát hiện chất THC (một chất chính có trong cần sa). Bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc cần sa, được cấp cứu và điều trị theo đúng phác đồ nên đã qua cơn nguy kịch”.

BS Nguyên cũng cho biết, hiện nay có nhiều loại ma túy mới xuất hiện, không chỉ dưới các dạng truyền thống như dạng viên, dạng bột, dạng tem… mà còn được trộn vào nhiều loại thực phẩm, đồ ăn, thức uống. Trước đó, Trung tâm Chống độc đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân ngộ độc cần sa có trong các loại bánh ngọt, bánh quy, kẹo và trong thuốc lá điện tử, thuốc lào.

Đúng như BS Nguyên nói, cần sa được trộn vào nhiều loại thực phẩm, nhất là đồ ăn vặt như bánh kẹo, nước ngọt. Cụ thể như trường hợp con trai anh Vũ Hoài N. (Q.Hoàng Mai, Hà Nội). Anh N. kể: “Hồi tháng 7, gia đình tôi đi du lịch cùng cơ quan ở Sa Pa. Một buổi tối, con trai (8 tuổi) đòi ăn kẹo nên tôi mua cho cháu một bịch ở tiệm tạp hóa gần khách sạn. Ăn xong 2 cái kẹo thì cháu than đau bụng, vợ chồng tôi cứ nghĩ con bị tiêu hóa do chế độ ăn uống thay đổi so với ở nhà nên kêu cháu lên giường nằm nghỉ. Sáng hôm sau, bé ăn sáng bình thường. Tuy nhiên đến khoảng 10 giờ trưa, sau khi bé ăn vài cái kẹo thì người vã mồ hôi, mắt lờ đờ, đau bụng dữ dội nên vợ chồng tôi phải đưa vào BV địa phương. Sau sơ cứu, các BS chuyển gấp tới BV Nhi Trung ương. Tại BV Nhi Trung ương, các BS liên tục hỏi vợ chồng tôi là gia đình có ai nghiện không? Khi chúng tôi cam đoan là không có, các BS cho biết, xét nghiệm máu và nước tiểu của bé phát hiện có chất gây nghiện. Lúc này vợ chồng tôi mặt trắng bệch vì không hiểu con mình sao lại có chất gây nghiện. Các BS hỏi bé có ăn uống gì lạ không, chúng tôi nói là có mua kẹo ở tiệm tạp hóa. Một BS khẳng định, bé bị ngộ độc cần sa trộn lẫn trong kẹo. Sau hơn 2 tuần được các BS tích cực điều trị, con tôi mới khỏe lại và xuất viện”.

Có th t vong vì… thuc lá đin t

Cũng tại BV Nhi Trung ương, các BS ở Khoa Điều trị tích cực Nội khoa vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhi 5 tuổi. Bệnh nhi nhập viện trong bệnh cảnh hôn mê, co giật, đồng tử giãn, mạch chậm sau khi uống dung dịch trong dụng cụ thuốc lá điện tử.

Trước đó, bé nhặt được và uống khoảng 5ml dung dịch màu vàng trong lọ thủy tinh của thuốc lá điện tử. Khoảng 15 phút sau, người nhà phát hiện bé co giật toàn thân, nôn ói, hôn mê nên được đưa đến BV gần nhà sơ cứu rồi chuyển tuyến lên BV Nhi Trung ương. Tại đây, sau khi xét nghiệm máu, nước tiểu, dung dịch bé đã uống, các BS phát hiện bệnh nhi dương tính với ma túy tổng hợp mới ADB-BUTINACA.

ThS.BS Trần Đăng Xoay – Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, BV Nhi Trung ương – cho biết: “Sau 2 ngày điều trị tích cực, bệnh nhi đã tỉnh lại và đang được tiếp tục theo dõi các biến chứng lâu dài. Đây là trường hợp thứ hai trong thời gian gần đây BV Nhi Trung ương tiếp nhận và điều trị trẻ bị ngộ độc liên quan đến thuốc lá điện tử…”.

Theo TS.BS Nguyn Trung Nguyên – Giám đc Trung tâm Chng đc – BV Bch Mai, hin nay có rt nhiu loi ma túy không ch đưc bán và s dng kín đáo mà còn len li ph biến công khai vào đi sng hàng ngày, liên tc thu hút lôi kéo m rng s ngưi tham gia s dng và nghin. Lý do là các loi ma túy đó đưc đưa vào thuc lá đin t chưa b cm, các đ ăn thc ung và  các t đim gii trí; vic qun lý mua bán online chưa đt khiến vic phát tán rt nhanh chóng.

Theo Viện Khoa học hình sự – Bộ Công an, gần đây tội phạm ma túy đã chế tạo những chất ma túy mới chưa có trong danh mục cấm được đựng trong dung dịch thuốc lá điện tử, dùng dụng cụ thuốc lá điện tử để sử dụng trái phép. Các chất ma túy mới bao gồm: 1eP-LDS, 2-FMA, 3-FEA, 3-MMC, MDMB-4en-PINACA, ADB-BUTINACA, 4F-MDMB-BUTICA, 4F-ABUTINACA. Các chất ma túy này khi sử dụng sẽ gây ảo giác, có thể gây co giật, hôn mê, thậm chí tử vong đối với người sử dụng và những người xung quanh không may uống nhầm.

“Thành phần thuốc lá điện tử có chứa nicotine, là một chất gây nghiện, có thể tác động xấu đến phát triển não bộ của trẻ em, ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và sự phát triển của thai nhi. Trẻ em không may nuốt, uống, hoặc hấp thụ lượng lớn nicotine có thể bị ngộ độc với các biểu hiện nôn ói, nhịp tim nhanh, tăng tiết nước bọt, đau bụng, da tái nhợt, vã mồ hôi, tăng huyết áp, thở nhanh, mất kiểm soát cơ thể, mất cân bằng không thể đi lại, run tay, co giật. Trường hợp nặng có thể gây nhịp tim chậm, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, sốc, hôn mê, thậm chí tử vong. Ngoài ra trong thuốc lá điện tử còn chứa các chất hóa học phụ gia như methyl salicylate, glycerin, hay propylence glycol. Đây là các hóa chất có thể gây ung thư hoặc tổn thương phổi. Chúng tôi khuyến cáo các bậc cha mẹ chú ý hơn nữa đến việc chăm sóc các cháu. Không cho trẻ tiếp xúc gần cũng như sử dụng các chế phẩm liên quan đến thuốc lá điện tử”, BS Xoay nhấn mạnh.

Ngc Hà

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)