Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Dạy học sinh kỹ năng… biết sợ

Tạp Chí Giáo Dục

S là mt phn ng t nhiên ca con ngưi (cũng như mt s loài đng vt khác) trưc nhng nguy cơ, nhng ri ro hin hin và nh đó chúng ta tìm đưc cách tránh né hoc khc phc nó.


Quang cnh đón hc sinh lp 1 trong ngày khai ging năm hc mi (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Sợ mang tính bản năng nhưng cũng có sự tác động từ môi trường xã hội. Một đứa trẻ sơ sinh khi mẹ đặt nằm xuống võng một mình liền khóc ré lên vì có một nỗi sợ người mẹ bỏ quên mình, sợ mẹ xa mình; một đứa trẻ đi học mầm non ngày đầu tiên thường níu tay cha mẹ, không muốn vô lớp, có khi khóc ầm ĩ, vì sợ phải đối mặt với cảnh không có người thân, sợ cha mẹ bỏ rơi, sợ người lạ… Đó là nỗi sợ mang tính tự nhiên. Một trẻ lớn hơn, nghe nói loáng thoáng “có ma” thì mỗi khi phải ở trong bóng tối đều thấy sợ hãi, dù đang ở ngay nhà mình, xung quanh còn có người thân. Nỗi sợ đó mang tính chịu tác động, ảnh hưởng.

Trong nhiều trường hợp, sợ là điều tích cực. Thấy xe chạy ào ào trên đường, trẻ không dám qua đường, chính sự sợ hãi đó góp phần bảo vệ an toàn cho trẻ, để trẻ không đi bừa trên đường trong khi còn thiếu những kỹ năng qua đường cần thiết. Thấy một hố nước, trẻ sợ đến gần, vì sợ ngã, sợ nước, điều đó có thể được dạy từ trước hoặc đơn giản cảm thấy không an toàn, và cũng có ý nghĩa giúp trẻ tránh được rủi ro. Do đó, phải dạy cho trẻ biết sợ những điều cần sợ, nhất là những rủi ro, những nguy cơ vốn có rất nhiều trong cuộc sống. Chẳng hạn, trong nhà trường, thầy cô cần cho trẻ biết sợ những điều như leo trèo lên các cây trong sân trường, leo lên bàn nhảy xuống đất, nghịch phá các ổ cắm điện, chạy giỡn gần các kệ sách, các tủ lớn, sự xuất hiện của người lạ với biểu hiện khả nghi (như hỏi dò nhiều thứ, tự dưng tặng kẹo bánh, rủ đi chơi…), mang các đồ nguy hiểm vào trường lớp… Trẻ cần biết sợ vì những điều đó có thể gây ra những tổn thương cho bản thân và nhiều người khác, gây những nguy hiểm khó lường và vượt quá sự hiểu biết cũng như năng lực tự ứng cứu của trẻ. Ngoài ra, trẻ có sợ thì mới tránh được những điều đó, tức là cũng hạn chế xảy ra những rủi ro có thể gặp phải.

Dẫu vậy, người lớn – cha mẹ, thầy cô – không thể chỉ làm cho trẻ thấy ở trường học có quá nhiều điều phải sợ, phải tránh, bởi nhà trường vốn là nơi an toàn bậc nhất, sau gia đình của trẻ mà thôi. Đặc biệt, với các khẩu hiệu “trường học thân thiện”, “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”… thì trường học không nên là nơi khiến trẻ cảm thấy lo lắng khi đặt chân vào. Vì vậy, cần phải dạy cho trẻ có kỹ năng vượt qua nỗi sợ hãi. Vượt qua nỗi sợ hãi nên xem là một kỹ năng sống quan trọng cần phải dạy cho trẻ thường xuyên, liên tục theo từng lứa tuổi trong nhà trường. Đó là không được sợ khi rời vòng tay cha mẹ để đến lớp; không được sợ sự khuôn phép, trách phạt của thầy cô nếu điều đó thực sự cần thiết và hợp lý; không được sợ các bất công, bất hợp lý trong nhà trường mà phải biết phản ứng, đấu tranh một cách phù hợp; không được sợ sự đe dọa, bắt nạt của các bạn trong lớp, trong trường… Chẳng hạn, các nội quy của nhà trường phải thể hiện thế nào cho trẻ thấy rằng đó là điều tốt nhất cho trẻ nếu thực hiện đúng và đầy đủ, chứ không phải là để gò bó, hạn chế tự do của trẻ. Hay trẻ sẽ tự biết làm gì nếu xảy ra hỏa hoạn, thay vì chỉ vừa nghe nói đến đã sợ xanh mặt; tức là phải dạy cho trẻ các kỹ năng xử lý, kỹ năng thoát hiểm trong trường hợp có cháy nổ. Những điều đó thực sự có ích cho trẻ hơn rất nhiều so với việc cho trẻ học quá nhiều những kiến thức chưa gắn sát với thực tế cuộc sống.


H
c sinh THPT làm phim v bo lc hc đưng (nh minh ha). Ảnh: Đ.Yến

t qua ni s hãi nên xem là mt k năng sng quan trng cn phi dy cho tr thưng xuyên, liên tc theo tng la tui trong nhà trưng. Đó là không đưc s khi ri vòng tay cha m đ đến lp; không đưc s s khuôn phép, trách pht ca thy cô nếu điu đó thc s cn thiết và hp lý; không đưc s s đe da, bt nt ca các bn trong lp, trong trưng…

Cũng như vậy, đừng để một đứa trẻ co rúm người lại khi bị thầy cô trách mắng, bất kể có đúng hay không; đừng để một đứa trẻ run rẩy khi muốn nêu ý kiến hoặc muốn minh oan cho mình hay bảo vệ cái đúng của người khác; đừng để đứa trẻ ấy chỉ biết vâng lời vì sợ bị trừng phạt mà chỉ nên vâng lời khi thấy điều đó cần thiết và đúng đắn. Tức là trẻ phải hiểu rõ quyền và bổn phận của mình, đồng thời luôn tích cực, chủ động thực hiện những điều đó, thay vì chỉ đối phó rồi sợ hãi khi bị phát giác. Phải giúp cho trẻ biết đấu tranh trong những trường hợp cần thiết mà không để sự sợ hãi lấn át hoàn toàn, như bảo vệ một bạn bị nhận xét oan của cô giáo, tự giải thích cho bản thân trước cáo buộc của người khác, biết bênh vực bạn yếu khi có kẻ bắt nạt… Những điều đó là cách thiết thực nhất để giáo dục trẻ trở thành người chính trực, dũng cảm, nhân ái.

Có dạy cho trẻ những kỹ năng đó thì một thế hệ người lớn lên sẽ thực sự biết sợ và biết vượt qua nỗi sợ. Biết sợ để tự hoàn thiện mình và từ đó sẽ vượt qua nỗi sợ hãi. Trước những khó khăn, thử thách lớn lao, cách tốt nhất để vượt qua nó là đối mặt với nó trong một tâm thế sẵn sàng, chứ không phải tìm cách né tránh, chờ cho nó tự qua đi. Tinh thần đó lâu nay trong nhà trường dường như chưa được chú ý, mà có vẻ như thầy cô chỉ quan tâm làm sao cho học sinh sợ mình để dễ dạy chứ không chú ý dạy cho trẻ chỉ nên sợ những điều thực sự cần sợ. Tức là, trẻ phải sợ những điều không nên làm, những điều không tốt nhưng đã lỡ mắc phải thì không được sợ sự xin lỗi, sự phục thiện, cũng như đã đối mặt rủi ro thì chỉ phải tìm cách vượt qua chứ không phải run rẩy chờ nó đến. Xét cho cùng, chính đó mới là một phần quan trọng của một nền giáo dục toàn diện, bởi nó góp phần xây dựng con người có trí, có đức, có lễ!

Trúc Giang

Bình luận (0)