Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Có thể đi chậm, đi từng bước nhưng không được phép làm sai

Tạp Chí Giáo Dục

Đoàn giám sát y ban Văn hóa, Giáo dc ca Quc hi đã có nhng bui giám sát v tình hình thc hin Ngh quyết s 88/2014/QH13 và Ngh quyết 51/2017/QH14 ca Quc hi v đi mi chương trình, sách giáo khoa giáo dc ph thông (GDPT) ti nhiu cơ s giáo dc trên nhiu đa phương TP.HCM.


Đoàn giám sát làm vic vi UBND qun 12

Hc sinh phi hc “ké” trưng khác do thiếu phòng

Thông tin đến đoàn giám sát, cô Nguyễn Hoàng Yến – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Huy Giáp cho biết, trường có 67 lớp với 3.369 học sinh, sĩ số trung bình 50 học sinh/lớp. Trong điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, toàn trường chỉ có 22 lớp được học 2 buổi/ngày. Trong đó có 14 lớp khối lớp 5 được học 2 buổi/ngày tại Trường THCS Tô Ngọc Vân do trường mượn tạm cơ sở.

Về việc triển khai Chương trình GDPT 2018, cô Yến thông tin có nhiều thuận lợi như được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua kiến thức cơ bản, chú trọng phương pháp dạy học tích cực. Từ đó, học sinh được hoạt động để tự mình tìm tòi kiến thức, phát triển kỹ năng và vận dụng vào đời sống, thầy cô không còn thiên về truyền thụ mà đóng vai trò hướng dẫn hoạt động cho học sinh.

Đặc biệt, trong việc thực hiện chương trình, thầy cô được quyền chủ động phân bố thời gian dạy học và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với mỗi nội dung, mỗi đối tượng và hoàn cảnh cụ thể. Đây cũng là những yếu tố quan trọng để giảm tải chương trình.

“Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo Chương trình GDPT 2018 đã có những chuyển biến tích cực. Các em mạnh dạn trình bày ý kiến trước lớp, việc học tập dưới hình thức nhóm trong lớp ngày càng có hiệu quả…” – cô Yến đánh giá.

Tuy nhiên, Hiệu trưởng này thừa nhận quá trình triển khai thực hiện thay đổi chương trình, sách giáo khoa được diễn ra trong một bối cảnh khá “đặc biệt” khi mà ngành giáo dục phải thực hiện mục tiêu kép “vừa dạy học, vừa chống chọi với dịch bệnh Covid-19” và phương thức giáo dục được thay đổi, kết hợp linh hoạt giữa trực tiếp và và trực tuyến. Dù toàn ngành cơ bản hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra song trong bối cảnh vừa dạy học vừa chống dịch cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện chương trình.

Cạnh đó, yêu cầu của chương trình ở cấp tiểu học là dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày không quá 7 tiết, mỗi tiết 35 phút. Tuy nhiên, Trường Tiểu học Hà Huy Giáp lại là trường tiểu học công lập duy nhất ở phường Thạnh Lộc với số học sinh đầu cấp tăng hàng năm, việc đáp ứng dạy học 2 buổi/ngày cho 100% các lớp thực hiện Chương trình GDPT 2018 là không thể thực hiện được.

Nhà trường hiện còn thiếu giáo viên các môn chuyên như tiếng Anh, tin học, âm nhạc, mỹ thuật, thể dục và không tuyển dụng được do không có hồ sơ giáo viên đăng ký tuyển dụng những vị trí trên. Việc giáo viên dạy 2 buổi/ngày để thực hiện Chương trình GDPT 2018 không nhận được khoản hỗ trợ dạy học 2 buổi/ngày so với các khối lớp khác cũng đã ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống của giáo viên.

Phó Chủ tịch UBND quận 12 Võ Thị Chính đánh giá, quận 12 có nhiều thuận lợi khi thực hiện chương trình mới, như sự chỉ đạo, quan tâm sát sao của UBND TP, Sở GD-ĐT; các điều kiện triển khai chương trình được chuẩn bị từ sớm nên tạo được sự đồng thuận cao; đội ngũ tâm huyết; việc thực hiện chương trình trao quyền chủ động cho nhà trường…

Bà Chính đánh giá, kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo học Chương trình GDPT 2018 đã có những chuyển biến tích cực như học sinh mạnh dạn, việc học nhóm trong lớp ngày càng hiệu quả…; giáo viên làm việc có kế hoạch…

Dù vậy, lãnh đạo quận này cũng thừa nhận quận gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện. Dân số tăng cơ học cao, quy mô trường lớp chưa đáp ứng được dẫn đến sĩ số học sinh/lớp đông (trung bình tiểu học là 47 học sinh/lớp), số lớp/trường lớp, phòng học không đáp ứng đủ. Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày trên toàn quận thấp, tiểu học đạt 28,3%, THCS đạt 28,7%. Một bộ phận giáo viên lớn tuổi vẫn chủ yếu theo thói quen cũ khi triển khai chương trình.

Tương tự, ông Nguyễn Ngọc Xuân – Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ đánh giá, việc đổi mới chương trình tại huyện được thực hiện đồng bộ, công khai, truyền thông rộng rãi đến phụ huynh học sinh, tạo động lực cho đội ngũ triển khai chương trình. Học sinh có kỹ năng học môn học và hoạt động giáo dục rõ nét hơn, các em chủ động tích cực tham gia vào quá trình học tập.


Hc sinh Trưng Tiu hc Hà Huy Giáp, qun 12 trong gi hc

Tuy nhiên, ông Nguyễn Ngọc Xuân thẳng thắn, khó khăn khi thực hiện chương trình còn rất nhiều: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên chưa đồng đều, cơ cấu, đội ngũ chưa hợp lý, một số đơn vị thiếu giáo viên tiếng Anh, tin học, âm nhạc, mỹ thuật do không tuyển được; một số phòng học và phòng chức năng xuống cấp. Một bộ phận giáo viên còn lúng túng, chưa mạnh dạn thực hiện chương trình theo hướng mới mà vẫn áp dụng hướng cũ dù được trao quyền điều chỉnh kế hoạch…

Từ khó khăn trên, các địa phương kiến nghị đoàn góp tiếng nói để có thêm chính sách ưu đãi dành cho giáo viên khi thực hiện 2 buổi/ngày với chương trình mới; kiến nghị các trường sư phạm tăng chỉ tiêu đào tạo giáo viên nhất là các môn thiếu hụt cao như âm nhạc, mỹ thuật, tiếng Anh, tin học; TP sớm phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án xây dựng mới trường học trên địa bàn.

Đi chm, đi tng bưc nhưng không đưc phép làm sai

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nhận định, Chương trình GDPT 2018 thực sự là một cuộc đại cách mạng khi không chỉ thay sách mà còn là thay đổi cách tiếp cận, mục tiêu chương trình. Lần đầu tiên chương trình được xây dựng theo hướng xây dựng chương trình tổng thể trước sau đó mới xây dựng chương trình bộ môn và sách giáo khoa. Lần đầu tiên thay đổi cách tiếp cận từ truyền thụ kiến thức sang tiếp cận năng lực học sinh, thay đổi lớn trong phương thức, mục tiêu giáo dục, làm thay đổi phương pháp dạy và kiểm tra đánh giá.

“Vì là mới nên còn nhiều thách thức. Thực hiện chương trình, chúng ta phải vừa chạy vừa xếp hàng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên thực sự chia sẻ với khó khăn của các địa phương, nhất là TP.HCM. Lần giám sát các địa phương này sẽ giúp Quốc hội có cái nhìn tổng thể để rút kinh nghiệm, sửa đổi những vấn đề cần thiết” – bà Hoa nói.

Ghi nhận thực tế tại các địa phương ở TP.HCM, bà đánh giá chương trình đã có tác động mạnh mẽ đến các cơ sở giáo dục. Qua tiếp cận với thầy cô, học sinh các trường thấy được rằng mặc dù còn nhiều khó khăn song không khí hào hứng hiện hữu trong các lớp học, chứng tỏ phải có sự đồng thuận cao trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo triển khai thực hiện mới có thể đạt được như vậy. Đây chính là yếu tố quyết định thành công của chương trình.

Theo bà, đổi mới Chương trình GDPT 2018 chính là trọng tâm của đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, là mục tiêu mà chúng ta phải kiên định. Trong quá trình vừa làm vừa rút kinh nghiệm có những điểm buộc phải chấp nhận nếu không phù hợp thì thay đổi. Quyết tâm làm, làm thật chắc. Có thể đi chậm, đi từng bước ngắn nhưng phải thật chắc, làm là phải đúng, không được phép thử sai làm lại.

Khi đầu tư thực hiện chương trình thì đầu tư về con người cần ưu tiên trước hết, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý là trọng tâm. Đầu tư không chỉ tập huấn, bồi dưỡng mà quan trọng hơn là có cơ chế, chính sách để đội ngũ có môi trường làm việc để sáng tạo, yên tâm cống hiến với nghề. “Để có 1 giáo viên đào tạo ra đã là khó thế nhưng gắn bó với nghề hàng chục năm lại bước chân ra khỏi nghề là mất mát lớn. Nghề giáo không ai làm giàu nhưng cần sự động viên, tôn vinh. Ở tầm quốc gia, Quốc hội sẽ có đề xuất chính sách nhưng từng địa phương cũng cần có thêm chính sách. Đó là điều trước mắt có thể làm cho các thầy cô” – bà Mai Hoa nhấn mạnh.

Đ Khương Yến

Bình luận (0)