Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Đừng thờ ơ với cúm gia cầm

Tạp Chí Giáo Dục

Theo T chc Y tế thế gii (WHO), đến nay c thế gii ghi nhn 873 ca nhim cúm A(H5N1), trong đó 458 ca t vong. Nưc láng ging ca chúng ta là Campuchia, t ngày 22-2 cũng đã ghi nhn 2 trưng hp nhim cúm A(H5N1), trong đó có 1 trưng hp t vong. Ti Vit Nam, vào cui năm 2022 đã ghi nhn ca nhim cúm A(H5N1) trên ngưi (ti tnh Phú Th) – đây là ca đu tiên k t năm 2014 đến nay.


Gia cm sng, tht gia cm đông lnh đưc bày bán tràn lan

Gia cm sng vn bày bán tràn lan

Theo WHO, H5N1 được phát hiện lần đầu tiên ở người vào năm 1997 và đã giết chết gần 60% người mắc bệnh. Virus H5N1 có vật chủ chính là quần thể chim hoang dã (chủ yếu là vịt trời) và gia cầm (vịt, gà, ngan, ngỗng). Bệnh lây truyền qua tiếp xúc với phân; dịch tiết ở mũi, miệng, mắt của chim, gia cầm bị nhiễm bệnh. Chợ và các địa điểm bán gia cầm, trứng gia cầm trong điều kiện đông đúc, mất vệ sinh là nơi dễ nhiễm bệnh và có thể truyền bệnh sang cộng đồng đông dân cư.

Theo đó, ngay sau khi có thông tin 2 ca nhiễm cúm A(H5N1) ở Campuchia, ngày 25-2, UBND TP.HCM đã có Công văn 639 về tăng cường phòng, chống bệnh cúm A(H5N1). Qua đó, UBND TP giao Cục Quản lý thị trường TP chủ trì đoàn kiểm tra liên ngành tăng cường tần suất kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm tình hình vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y; Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP chỉ đạo các đội thanh tra an toàn thực phẩm tăng cường kiểm tra nguồn gốc sản phẩm gia cầm tại các chợ…

Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi thì tình hình buôn bán gia cầm vẫn diễn ra tràn lan. Tại chợ Phước Long (Q.7), gà, vịt sống, làm sẵn, đông lạnh bày bán rất nhiều. Chị Huệ (tiểu thương bán gia cầm) cho biết, trung bình mỗi ngày, vợ chồng chị bán từ 30-50 con gà, vịt các loại. Giá từ 90-125 ngàn đồng/kg tùy loại (gà ta, gà tre, vịt, vịt xiêm…).

“Nếu so về giá thì đắt gấp đôi gà, vịt làm sẵn đóng gói bán trong siêu thị nhưng người dân vẫn ưa mua gà, vịt sống ở chợ vì thịt thơm ngon hơn. Tôi bán ở đây nhiều năm rồi, chủ yếu là khách mối nên không dám lấy hàng bậy bạ. Gà, vịt ở đây tôi chỉ lấy ở Long An, Tiền Giang nên luôn đảm bảo hàng ngon, không có bệnh…”, chị Huệ nói.

Dù là chợ có quy mô nhỏ nhưng chợ Phú Xuân (huyện Nhà Bè) cũng có tới 4-5 người bán gia cầm sống và thịt gia cầm. Chị Bình (bán gà vịt ở đây cũng cả chục năm) cho biết: “Tôi bán cả gà, vịt sống và làm sẵn. Có nhiều người vì đi làm về trễ, nếu mua gà, vịt sống thì phải đợi làm mất thời gian nên họ mua gà, vịt làm sẵn. Với lại mua gia cầm làm sẵn, nhà ít người có thể mua nửa con, còn mua gà, vịt sống thì phải mua nguyên con. Gà, vịt tôi bán đều lấy ở Long An, tất cả đều nuôi thả nên thịt rất ngon. Ai đã ăn gà, vịt của tôi rồi thì không muốn ăn gà, vịt mua ở siêu thị hay hàng đông lạnh nữa…”.

Theo chị Bình, mỗi ngày chị bán được 17-20 con gà, vịt. Riêng thứ bảy, chủ nhật tăng gần gấp đôi.

Gia cầm sống và làm sẵn, trứng gia cầm không chỉ được bán trong các chợ truyền thống mà tại các tuyến đường, chợ chồm hổm xung quanh các chợ truyền thống cũng tấp nập người mua, kẻ bán. Điều đáng nói là hầu như không ai bận tâm đến dịch bệnh cúm A(H5N1).

Dng ngay vic ăn trng lòng đào

Không chỉ có thói quen mua gia cầm sống, nhiều người còn có thói quen ăn trứng gia cầm luộc lòng đào, trứng ốp la, thậm chí là ăn trứng sống. Bởi họ cho rằng ăn trứng lòng đào bổ hơn trứng luộc chín kỹ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia của WHO thì thịt, trứng từ những con chim, gia cầm bị nhiễm bệnh nếu chưa được chưa nấu chín hoàn toàn cũng có thể truyền bệnh cúm gia cầm. Do đó, để đảm bảo an toàn, thịt gia cầm cần được nấu chín hoàn toàn ở nhiệt độ bên trong gia cầm từ 74 độ C trở lên; trứng cần phải chín cả lòng đỏ và lòng trắng.

Cũng theo WHO, hiện tại virus cúm gia cầm không lây từ người sang người. Tuy nhiên virus H5N1 có nguy cơ trở thành mối đe dọa đại dịch cho con người.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), các dấu hiệu và triệu chứng của cúm gia cầm bắt đầu trong vòng hai đến bảy ngày kể từ khi nhiễm bệnh, tùy thuộc vào loại virus cúm gia cầm. Phần lớn các trường hợp nhiễm cúm gia cầm giống với bệnh cúm thông thường, bao gồm: ho, sốt, viêm họng, đau cơ, đau đầu, khó thở. Ngoài ra cũng có một số trường hợp có triệu chứng buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy; một số ít bị viêm kết mạc…

Để chủ động ngăn chặn bệnh cúm gia cầm xâm nhập vào Việt Nam và lây nhiễm sang người, Bộ Y tế đã có Công điện số 258/CĐ-BYT gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đề nghị: Tăng cường giám sát chặt chẽ người nhập cảnh nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ/mắc bệnh, nhất là người giết mổ, buôn bán gia cầm, sảm phẩm gia cầm sống, người có tiền sử đến từ khu vực đang có dịch (gồm dịch trên gia cầm và ở người), kịp thời lấy mẫu xét nghiệm gửi về các viện vệ sinh dịch tễ/Pasteur xét nghiệm chẩn đoán xác định; quản lý ca bệnh (nếu có) và xử lý không để bệnh lây lan ra cộng đồng; Tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính, hội chứng viêm phổi nặng do virus và hội chứng cúm để phát hiện kịp thời ca bệnh cúm A(H5N1); Các bệnh viện sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị theo quy định của Bộ Y tế; ngành y tế sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho địa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch…

“Người dân không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc; thực hiện an toàn thực phẩm trong giết mổ, chế biến gia cầm và các sản phẩm của gia cầm, không ăn tiết canh và không sử dụng gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân. Đặc biệt, người dân phải đến cơ sở y tế ngay khi có các triệu trứng của bệnh cúm A(H5N1) nếu bản thân vừa đi du lịch ở quốc gia hoặc khu vực đang có dịch cúm gia cầm trở về…”, Bộ Y tế khuyến cáo.

Hòa Triu

Bình luận (0)