Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Ngày càng nhiều người lao động bị stress

Tạp Chí Giáo Dục

Áp lc công vic, lương không đ sng… là nhng nguyên nhân khiến cho rt nhiu ngưi lao đng b stress. Và stress s nh hưng nghiêm trng đến cht lưng công vic cũng như cht lưng sng ca ngưi lao đng. Ci thin môi trưng làm vic, tăng lương là gii pháp giúp ngưi lao đng vui v khi đi làm…


Lương không đ sng, áp lc công vic khiến nhiu ngưi lao đng b trm cm (nh minh ha)

Khong 40.000 ngưi t t/năm do trm cm

TS. Nguyễn Anh Thơ – Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động – cho biết, năm 2022, Phân viện Khoa học An toàn – Vệ sinh lao động và Bảo vệ Môi trường miền Nam đã tiến hành khảo sát đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần của 200 nữ công nhân thuộc lĩnh vực dệt may. Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy, có 28% người có biểu hiện stress nghề nghiệp mức độ trung bình và 18,5% người có biểu hiện trầm cảm ở các mức độ khác nhau. Trong đó, đáng lưu ý nhất là có 8,5% lao động có biểu hiện trầm cảm mức độ trung bình, đặc biệt có 1,5% người có biểu hiện trầm cảm nặng. Trong số những người có biểu hiện trầm cảm thì có tới 8% người có ý định gây tổn hại bản thân;  49,5% người thường xuyên cảm thấy buồn chán…

Khẳng định thêm tác hại của stress, bà Nguyễn Thu Hà – Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) – cho biết, một nghiên cứu của Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) năm 2017 nêu rõ khoảng 40.000 người Việt Nam tự tử mỗi năm do trầm cảm. Con số này cao gấp 4 lần số người tử vong do tai nạn giao thông.

Cũng theo bà Hà, có nhiều nguyên nhân gây căng thẳng tại nơi làm việc như tiếng ồn, hóa chất, yếu tố tâm sinh lý lao động. Về lâu dài, stress nghề nghiệp làm tăng thêm tình trạng bệnh tiểu đường, cao huyết áp…

ThS. Nguyễn Khánh Long – Cục An toàn lao động – cũng cho biết, thống kê chỉ ra một số ngành nghề có số lượng người lao động bị stress cao nhất thường là sản xuất vật liệu xây dựng, ngân hàng, hóa dược, chăm sóc sức khỏe… Gần đây, lực lượng lao động trong các ngành sản xuất thâm dụng nhiều lao động như dệt, may, da giày, chế biến thủy sản, lắp ráp điện tử cũng gặp nhiều căng thẳng do các nguyên nhân như nguy cơ mất việc làm và thu nhập, vấn đề làm thêm giờ cục bộ, việc chăm sóc gia đình, con cái. Bên cạnh đó, thời gian làm việc, môi trường làm việc, thiếu kỹ năng làm việc, lối sống thiếu lành mạnh, tổ chức không chuyên nghiệp cũng khiến người lao động căng thẳng. Ví dụ một số nghề như nhân viên y tế, kiểm soát viên không lưu làm việc ở môi trường rất tốt nhưng căng thẳng do làm việc với màn hình máy tính liên tục, chịu trách nhiệm lớn với tính mạng con người.

TS. Phạm Thu Lan – Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn – khẳng định, tiền lương là nguyên nhân số 1 gây căng thẳng tại nơi làm việc. Cụ thể, khảo sát ở Mỹ năm 2021 trên 1.501 người lao động cho thấy, 56% người cho biết mức lương thấp ảnh hưởng đáng kể tới mức độ căng thẳng của họ; tiếp theo là thời gian làm việc nhiều giờ (54%); thiếu cơ hội thăng tiến (46%) và thiếu cơ hội phát triển nghề nghiệp (44%)… Ngoài ra, Tổng Liên đoàn Lao động quốc tế cũng nêu rõ 83% người dân trên thế giới cho biết lương tối thiểu không đủ sống.

Cn to ra môi trưng gim bt căng thng

Để giảm stress cho người lao động, bà Lan khuyến nghị, tại Việt Nam cần thúc đẩy lương tối thiểu là lương đủ sống qua pháp luật và trong thực tiễn; thúc đẩy chính sách cân bằng công việc và cuộc sống. Song song, công đoàn cần thiết lập đường dây tư vấn kiểm soát căng thẳng tại nơi làm việc và hỗ trợ người lao động.

ThS. Uông Quang Huy – Phó Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam – cho rằng, công đoàn cần tham gia xây dựng định mức lao động, vị trí việc làm. Nếu công đoàn tham gia với chuyên môn xây dựng định mức lao động, mô tả vị trí chức danh theo quy định đảm bảo khả năng thực hiện của người lao động, khi đó người lao động không còn áp lực thực hiện quá nhiều công việc, sẽ không còn căng thẳng tại nơi làm việc. Bên cạnh đó, công đoàn cần phối hợp tổ chức thực hiện dân chủ cơ sở tại nơi làm việc; tổ chức các phong trào thi đua; tham gia xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao; kiến nghị đảm bảo có môi trường làm việc hài hòa, đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.

Nhìn ở góc độ cá nhân người lao động, theo Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, hoạt động luyện tập thể lực hàng ngày có tác động tốt đối với não và cơ thể. Theo đó, người lao động nên thực hiện các bài tập giảm stress; tránh những tình huống dễ gây căng thẳng tại nơi làm việc; tinh thần lạc quan, tích cực. Ngoài ra, cần sắp xếp công việc khoa học để có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi; thư giãn bằng cách tập thở (hít sâu, thả lỏng, tâm trí hoàn toàn thoải mái), tập thiền, tập yoga; tâm sự, chia sẻ với bạn bè và người thân; dành thời gian giải trí như đi du lịch, xem phim, nghe nhạc, chơi thể thao; duy trì chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng hàng ngày, tăng cường vitamin và chất khoáng…

Ông Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – cho rằng, tìm ra các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu căng thẳng tại nơi làm việc sẽ góp phần nâng cao năng suất, môi trường làm việc tốt, đảm bảo đời sống tinh thần cho người lao động. Hiện nay, nhận thức của người lao động, doanh nghiệp và công đoàn về căng thẳng tại nơi làm việc là chưa đủ tầm, chưa đúng mức. Thực tế cho thấy, nơi nào có nhận thức tốt, có nhiều giải pháp phù hợp thì người lao động ít bị căng thẳng. Vì vậy, trong thời gian tới, công đoàn cần có văn bản tham gia giảm tình trạng căng thẳng tại nơi làm việc cũng như cần có nhận thức đúng về vấn đề này. Bên cạnh đó, công đoàn cần quan tâm xây dựng chính sách pháp luật, trong thương lượng thỏa ước lao động tập thể phải lưu ý về căng thẳng tại nơi làm việc. Công đoàn cũng cần làm tốt công tác giám sát, trong hoạt động công đoàn phải tạo ra môi trường giảm bớt căng thẳng cho người lao động…

Ngc Hà

Bình luận (0)