Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cựu chiến binh già cưu mang trẻ nghèo

Tạp Chí Giáo Dục

“Khi mình chìa tay ra nm ly, chia s vi nhng hoàn cnh khó khăn thì ni bun vơi đi và ni nhân lên. Hưng đến điu thin, s thy cuc sng tht yên bình và đp đ”, cu chiến binh (CCB) Hunh Tn Hùng, th trn Phú Thnh (huyn Phú Ninh, tnh Qung Nam) – ngưi cưu mang hàng trăm mnh đi bt hnh chia s.


Cu chiến binh Hunh Tn Hùng trò chuyn và vui đùa cùng các cháu nh có hoàn cnh khó khăn  trung tâm

1. Với cậu sinh viên năm cuối Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật (ĐH Đà Nẵng), Dương Thái Lâm thì CCB Huỳnh Tấn Hùng là người cha thứ 2 của mình. Tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần, Lâm đều bắt xe đò từ TP.Đà Nẵng về Phú Ninh, ghé thăm các em nhỏ ở trung tâm, hỏi thăm sức khỏe của ba nuôi, nhờ ông tư vấn tháo gỡ những khó khăn cậu gặp phải ở thành phố. Lâm bảo: “Em coi ba Hùng là ba nuôi của mình, bởi nếu không có ba Hùng, hẳn em không được đến trường, không chạm ước mơ vào giảng đường đại học như bây giờ”. Lâm được CCB Huỳnh Tấn Hùng cưu mang, chăm bẵm từ nhỏ. Ngoài những buổi lên lớp, hai cha con thường cặm cụi cùng nhau giải bài tập. Ông Hùng luôn là người gợi ý, hướng dẫn để Lâm tìm ra đáp án cho các bài tập khó của mình. Mỗi lúc hoàn thành, hai cha con đập tay nhau rất vui vẻ. Tình cảm giữa hai người dưng tự nhiên mà gắn bó. Tiếng ba bật lên trong Lâm dạt dào tình cảm, không gợn chút gượng ép. “Ở trung tâm của ba Hùng, không chỉ ba mà các mẹ nuôi cũng yêu thương em. Nhờ ba Hùng mà em đạt được ước mơ vào đại học. Em sẽ nỗ lực hoàn thành chương trình đại học, đi làm để chung tay cùng với ba giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn giống như em”, Lâm bộc bạch.

Lâm là một trong số hơn 200 lượt người khó khăn được cơ sở của CCB Huỳnh Tấn Hùng nuôi dưỡng, chăm sóc trong suốt 16 năm qua. Phần lớn trong số đó là các em nhỏ, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và nhiều người già cả neo đơn, không nơi nương tựa.

2. Sinh ra và lớn lên ở quê nghèo Phú Ninh. Tuổi thanh niên, CCB Huỳnh Tấn Hùng tham gia chiến đấu ở chiến trường K (Campuchia) gần 6 năm, trong vai trò một y sĩ quân y, trực tiếp cứu thương cho đồng đội trước mũi tên, hòn đạn. Cuộc sống ở núi rừng khắc nghiệt và gian khổ, sự sống và cái chết chỉ cách nhau một lằn ranh nhỏ nhưng ông vẫn luôn lạc quan và tin về ngày hòa bình. Hoàn thành nghĩa vụ, xuất ngũ trở về quê, bắt đầu lập nghiệp với hai bàn tay trắng. “Khó khăn nhưng tôi luôn tâm niệm, là người lính Cụ Hồ thì phải biết vượt qua khó khăn, giúp đời, giúp người”, ông Hùng nói. Ông tham gia công tác ở hội chữ thập đỏ xã Tam Thành (huyện Phú Ninh). Đây là quãng thời gian ông thấm thía hơn về nỗi khó nghèo của bà con. Nhiều lần tham gia các chuyến đi thiện nguyện, nhìn thấy bà con nhiều hoàn cảnh khó khăn, không có nơi nương thân. Một lần tình cờ gặp sư cô Minh Hiếu của Thiền viện Thường Chiếu (tỉnh Đồng Nai), ông Hùng chia sẻ tâm nguyện làm thiện nguyện của mình và nhận được sự đồng cảm. Họ đã cùng nhau bàn về việc lập một nơi để cưu mang những đứa trẻ mà gia đình không có điều kiện nuôi dưỡng lâu dài hơn, thay vì những quà tặng ngắn hạn. Một trung tâm đã được thành lập không lâu sau đó, khi ông Hùng nhận được sự hỗ trợ và đồng ý từ chính quyền địa phương.


Không gian bình yên  Trung tâm Chăm sóc tr khó khăn và ngưi già neo đơn ca cu chiến binh Hunh Tn Hùng

Ông Hùng kể, năm 2015 Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở thị trấn Phú Thịnh bắt đầu đi vào hoạt động. Để duy trì hoạt động được thường xuyên, ông Hùng tự nguyện trích những đồng lương ít ỏi của mình góp vào. Cùng với đó, ông kêu gọi sự chung tay, chia sẻ của các nhà hảo tâm.

Ông Lê Thanh Long – Trưng phòng Lao đng – Thương binh và Xã hi huyn Phú Ninh nhìn nhn, thi gian qua trung tâm ca CCB Hunh Tn Hùng đã góp phn vào công tác thc hin chính sách an sinh xã hi trên đa bàn huyn. H tr kp thi cho các tr em có hoàn cnh đc bit khó khăn rt thiết thc và nhân văn.

3. Không chỉ chăm sóc các hoàn cảnh khó khăn ở trung tâm, ông Hùng còn vận động xây dựng được hàng chục ngôi nhà tình thương cho nhiều gia đình neo đơn tại địa phương. Nhiều trường hợp gửi con ở tại trung tâm vì hoàn cảnh ngặt nghèo cũng được ông tìm cách xin việc làm cho phụ huynh, giúp họ xây dựng và sửa chữa nhà cửa kiên cố. Ông Hùng nói: “Không có nơi nào tốt và yên bình bằng chính ngôi nhà của mình – nơi có vòng tay yêu thương ruột thịt của mẹ cha. Vì thế, tôi tìm cách hỗ trợ để các cháu có điều kiện và cơ hội được sinh sống, lớn lên trong ngôi nhà có bố mẹ mình”.

Từng lớn lên trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nỗ lực gấp nhiều lần để xây dựng cuộc sống nên ông Hùng hiểu, nếu không có ý chí và nghị lực thì rất khó để thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo. Bài học đó, ông thường nói với các cháu nhỏ sinh sống trong trung tâm: “Tôi muốn các cháu sống hướng thiện và vượt khó vươn lên. Khi các cháu đi đúng hướng, cánh cửa tương lai tươi sáng sẽ được mở ra dễ dàng hơn. Tôi mong các cháu hiểu được giá trị của sự sống và sau này trở thành người có ích để tiếp tục thay tôi chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn khác”, ông Hùng chia sẻ thêm.

Chiều muộn, người cựu binh già lặng lẽ ngồi trên ghế đá nhìn theo đám trẻ vui đùa trong sân trung tâm, ông lặng lẽ nở nụ cười hạnh phúc. Phía sau người lính, trong thời bình là một cuộc chiến âm thầm, là trăn trở chống lại sự đói nghèo. “Trở về sau năm tháng chiến tranh, bom đạn hủy diệt, tôi càng trân quý hơn sự sống và niềm sẻ chia. Tôi nghĩ, khó nghèo cũng là một cuộc chiến. Chung sức để đẩy lùi, vượt qua và vươn tới phía trước – nơi ấy yên bình và hạnh phúc”, ông Hùng nói.

Hàn Giang

Bình luận (0)