Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cần nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề liêm chính trong khoa học

Tạp Chí Giáo Dục

T n ào cuc thi Genius Olympiad 2023, nhiu giáo viên cho rng ngành giáo dc cn nghiêm túc nhìn nhn vn đ liêm chính trong khoa hc trưng trung hc, thay đi t chính cách dy và hc trong nhà trưng, b ngay thói quen hc văn mu…


Hc sinh TP.HCM tham d Cuc thi khoa hc k thut năm 2023 (nh minh ha)

Nhiều năm tham gia hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, giành được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế cũng như đứng tên trong các bài viết đăng trên tạp chí khoa học quốc tế, thầy Nguyễn Thế Anh (giáo viên Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM) chia sẻ, khi hướng dẫn học sinh tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học quốc tế, đa phần tôi hỗ trợ rất nhiều để các em xin học bổng du học. Thế nhưng, ngay cả vậy thì các đề tài nghiên cứu cũng chỉ là bước đệm, là sự khởi đầu. Khi tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học quốc tế, học sinh luôn phải tương tác trực tiếp với giám khảo để thể hiện đúng năng lực của mình. Để đi được xa thì các em còn phải chứng minh nhiều điều và nếu đề tài không phải do bản thân các em tự thực hiện, chuẩn bị thì rất khó đi xa. “Tôi có 4 học sinh chuẩn bị đi du học theo diện học bổng từ các đề tài nghiên cứu khoa học quốc tế. Thế nhưng, các em còn phải trải qua một vòng phỏng vấn trực tiếp nữa với các trường đại học về chính đề tài nghiên cứu của mình để chứng tỏ rằng đề tài nghiên cứu trên là do các em thực hiện. Làm khoa học rất khó khăn, cần nhiều thời gian và cả đam mê chứ không phải là để… lấy danh”, thầy Nguyễn Thế Anh cho biết.

Từ kinh nghiệm hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, giáo viên này cho rằng, trong nghiên cứu khoa học cần phải có sự rõ ràng, với những xác nhận, minh chứng để tránh các rủi ro, hạn chế sau này. “Trong quá trình hỗ trợ, hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, tôi luôn đưa ra những yêu cầu về việc xác nhận về đề tài đó, từ phía trường học, phía phụ huynh và phía các đơn vị hỗ trợ, để xác nhận về kết quả, từ đó tránh những kiện tụng sau này. Đối với các đề tài nghiên cứu khoa học lĩnh vực tự nhiên thì việc sao chép là cực kỳ thấp bởi luôn có các số liệu, dẫn chứng từ các cơ quan chức năng cung cấp. Với mảng xã hội dù khó khăn hơn song khi đã có những xác nhận, minh chứng trong suốt quá trình hướng dẫn, hỗ trợ học sinh nghiên cứu khoa học sẽ hạn chế tối đa được điều này”, thầy Nguyễn Thế Anh chia sẻ.

Nhìn lại những ồn ào quanh cuộc thi Genius Olympiad 2023, giáo viên một trường THPT tại TP.HCM – người có kinh nghiệm nhiều năm hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, giành được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế – đánh giá, những ồn ào về cuộc thi này là điều không một ai mong muốn, đặc biệt là xảy ra tại một sân chơi quốc tế thì càng không nên bởi nó có thể làm “xấu xí” hình ảnh của giáo dục Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. “Tôi tin rằng giáo viên không hề mong muốn điều này và cũng không lường trước được sự việc này”, giáo viên trên nói.

Tuy nhiên, từ sự việc trên, giáo viên này đặt vấn đề: Một lần nữa chúng ta cần phải nghiêm túc nhìn nhận vấn đề liêm chính trong khoa học ở bậc trung học trong nước, thay đổi từ chính cách dạy và học trong nhà trường khi tiếp cận vấn đề, bài học; trong các cuộc thi nghiên cứu khoa học… “Các đề tài khoa học kỹ thuật của học sinh tham gia đôi khi na ná nhau, năm này qua năm khác và chúng ta cho rằng đó là chuyện bình thường, nhất là đối với các đề tài ở lĩnh vực xã hội. Tuy nhiên, nhìn ra các sân chơi quốc tế thì đó là điều cấm kỵ, là vấn đề thuộc về liêm chính khoa học. Việc đạo văn, sao chép đôi khi diễn ra hàng ngày trong trường học rõ ràng thể hiện qua việc giáo viên dạy học sinh học văn mẫu; học, kể, tả theo mô tuýp, theo khuôn mẫu, thậm chí là học thuộc lòng đoạn văn đó. Như vậy chính chúng ta đang dạy học sinh cách rập khuôn, cách sử dụng chất xám của người khác một cách vô tư. Chính sự vô tư đó trong nhà trường, ở chính giáo viên vô tình đã dạy học sinh sự vô tư trong nghiên cứu khoa học”, giáo viên này phân tích thêm.

Ban t chc khng đnh có s gian ln trong cuc thi Genius Olympiad 2023

Vừa qua, M.C. – cựu học sinh Trường THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thạnh) – phản ánh bài viết của mình tham gia cuộc thi Genius Olympiad 2023 được thầy Nguyễn Minh Trung (giáo viên Trường THPT Gia Định, Q.Bình Thạnh – người đồng hành) thông báo đã trượt từ vòng loại, song lại được thí sinh Q.U. (học sinh Trường THPT Gia Định) sao chép để tham gia chung kết cuộc thi Genius Olympiad 2023 tổ chức tại Mỹ vào tháng 6-2023 và giành huy chương đồng. Liên quan đến vụ việc, Ban tổ chức cuộc thi Genius Olympiad 2023 đã có thông tin phản hồi, trong đó khẳng định có sự gian lận trong cuộc thi với đề tài của học sinh Q.U và quyết định thu hồi giải thưởng. Đồng thời, giáo viên Nguyễn Minh Trung – với tư cách là người giám sát tài khoản – sẽ không thể gửi bất kỳ dự án nào cho kỳ thi Genius Olympiad 2024 sắp tới.

Ông Nguyễn Bảo Quốc (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) khẳng định, ngành giáo dục TP.HCM luôn đề cao tính liêm chính trong khoa học, sự tự trọng trong học tập và nghiên cứu khoa học. Nhiều năm qua, thành phố đã áp dụng rất nhiều giải pháp nhằm hạn chế tối đa các tiêu cực trong cuộc thi nghiên cứu khoa học ở học sinh phổ thông, bao gồm: Sử dụng phần mềm “chống đạo văn”; chú ý các thể hiện, các chỉ báo: Sự phù hợp giữa kiến thức, trình độ học sinh với nội dung, phương pháp thực hiện; sự phù hợp, khoa học giữa các yếu tố thời gian, cơ sở vật chất, phương tiện nghiên cứu; cách thức thể hiện việc nghiên cứu; so sánh đối chiếu dự án dự thi với các nghiên cứu trước đó và giữa các dự án cùng đề tài; sự đảm bảo của ban giám hiệu nhà trường về dự án dự thi của học sinh; xác minh tính trung thực qua việc trao đổi trực tiếp với giáo viên hướng dẫn và học sinh. 

“Vấn đề liêm chính khoa học, lòng tự trọng trong học tập và nghiên cứu khoa học cũng được Sở GD-ĐT TP.HCM đề cập trong giáo dục học sinh, làm sao mục tiêu hướng đến trong cuộc thi là khơi lên trong các em niềm say mê với khoa học, ứng dụng các kiến thức đã học, tìm tòi, khám phá để giải quyết các vấn đề của cuộc sống”, ông Nguyễn Bảo Quốc nói.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)