Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Đề cho học sinh giỏi khác đề bình thường thế nào?

Tạp Chí Giáo Dục

Sau khi báo đăng bài “Hưng dn và ra đ nên như thế nào?” (ngày 7-6), tôi nhn đưc thư và tin nhn ca nhiu giáo viên, trong đó có câu hi: Đ kim tra bình thưng khác gì đ thi hc sinh gii?


Theo tác gi, đ bình thưng ưu tiên đim cho phn đc hiu, còn đ hc sinh gii chú trng phn viết. Vì vy, đ hc sinh gii thưng khó hơn đ bình thưng (nh minh ha). Ảnh: Y.H

Tôi lại xin nêu kinh nghiệm của ngành giáo dục huyện Ý Yên (tỉnh Nam Định) làm ví dụ. Đây là hướng dẫn ra đề khảo sát chất lượng học kỳ II ở lớp 7 của ngành giáo dục huyện Ý Yên: “Thứ nhất, nội dung, giới hạn đề khảo sát: Theo yêu cầu của chương trình môn học và bộ sách giáo khoa Cánh diều, chủ yếu nằm trong học kỳ II năm học 2022-2023. Thứ hai, yêu cầu về các cấp độ nhận thức: Nhận biết khoảng 20%; thông hiểu khoảng 40%; vận dụng khoảng 30%; vận dụng cao khoảng 10%. Thứ ba, hình thức bài khảo sát: Trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Thời gian: 90 phút. Thứ tư, cấu trúc đề gồm 2 phần: a) Đọc hiểu (6.0 điểm), gồm 10 câu, trong đó có 8 câu trắc nghiệm từ 1-8 ở mức độ nhận biết và thông hiểu (4.0 điểm). Tự luận gồm 2 câu ở mức độ thông hiểu và vận dụng (2.0 điểm); b) Phần viết (4.0 điểm): Học sinh tạo lập được một văn bản trong các kiểu văn bản đã được học trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 bộ Cánh diều”.

Nhận xét: Qua hướng dẫn này đã thấy điểm giống và khác của hai loại đề. Thứ nhất, giống nhau: Cả hai loại đề đều dựa vào các yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa ngữ văn. Ngoài ra, cả hai đều yêu cầu đọc hiểu theo thể loại và viết kiểu văn bản mà chương trình quy định cho lớp 7. Thứ hai, khác nhau: Phần đọc hiểu của đề học sinh giỏi không có trắc nghiệm, chỉ có tự luận chiếm 25-30% tổng số điểm. Đề bình thường có 8 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận chiếm 60% số điểm. Đề học sinh giỏi phần viết đoạn văn/ bài văn chiếm 70-75% số điểm, đề bình thường phần này chỉ chiếm 20% số điểm. Có thể thấy đề bình thường ưu tiên điểm cho phần đọc hiểu, còn đề học sinh giỏi chú trọng phần viết. Và do thế đề học sinh giỏi khó hơn đề bình thường.

Từ hướng dẫn trên, đề đánh giá chất lượng lớp 7 học kỳ II của huyện ngành giáo dục Ý Yên được ra như sau:

I. Đc hiu (6.0 đim): Đc văn bn sau đây và thc hin các yêu cu bên dưi.

Hơi ấm ổ rơm

Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm/ Bà mẹ đón tôi trong gió đêm/ – Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ/ Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ/ Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm/ Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm/ Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng/ Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm/ Của những cọng rơm xơ xác gầy gò/ Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no/ Riêng cái ấm nồng nàn như lửa/ Cái mộc mạc lên hương của lúa/ Đâu dễ chia cho tất cả mọi người (Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973).

1. Dòng nào nêu đúng nhận xét về đặc điểm hình thức của bài Hơi ấm ổ rơm? A. Các dòng thơ đều có chữ cuối mang vần; B. Các dòng thơ có số chữ dài ngắn khác nhau; C. Các chữ cuối dòng trước vần với chữ thứ sáu dòng sau; D. Số chữ trong các dòng đều là bảy và tám chữ.

2. Bài thơ viết về chuyện gì? A. Chuyện anh bộ đội lạc đường gặp ngôi nhà trong đêm; B. Chuyện anh bộ đội ngủ say sưa trong ổ rơm; C. Chuyện anh bộ đội xin ngủ nhờ nhà bà mẹ trong đêm; D. Chuyện kể về cuộc gặp tình cờ giữa anh bộ đội và bà mẹ.

3. Phương án nào nêu đúng thứ tự các chữ mang vần trong bài thơ? A. ngủ, đủ, đêm, chiêm, nằm, tằm; B. ngủ, đủ, nằm, tằm, gò, no; C. ngủ, đủ, nằm, tằm, ruộng, đệm; D. ngủ, đủ, đêm, chiêm, lửa, lúa.

4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài thơ? A. So sánh; B. Ẩn dụ; C. Nhân hóa; D. Hoán dụ.

5. Dòng thơ nào sau đây mang từ địa phương? A. Bà mẹ đón tôi trong gió đêm; B. Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm; C. Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ; D. Riêng cái ấm nồng nàn như lửa.

6. Biện pháp so sánh “Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm” có tác dụng gì? A. Diễn tả được sự xúc động của anh bộ đội đối với chiếc ổ rơm; B. Diễn tả được sự bao bọc, che chở, ấm áp của chiếc ổ rơm; C. Diễn tả được sự đoàn kết chặt chẽ giữa ổ rơm và nhân vật tôi; D. Diễn tả được sự gắn bó thủy chung của tôi đối với ổ rơm.

7. Dòng nào nêu đúng sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài thơ? A. Miêu tả, tự sự, thuyết minh; B. Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh; C. Tự sự, biểu cảm, thuyết minh; D. Biểu cảm, tự sự, miêu tả, nghị luận.

8. Dòng nào nêu đúng chủ đề bài thơ? A. Ca ngợi tình cảm sâu nặng của người chiến sĩ đối với người mẹ đồng quê; B. Thật hạnh phúc khi được ngủ trong hơi ấm của những ổ rơm; C. Cần sống sao cho thật xứng đáng với tình cảm người mẹ dành cho mình; D. Trong cuộc sống có rất nhiều điều đơn sơ giản dị làm cho ta bất ngờ, xúc động.

9. Theo em, nhân vật “tôi” trong bài thơ là một người như thế nào?

10. Em thích nhất câu thơ hoặc hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?

II. Viết ( 4.0 đim): Viết đon văn nêu cm nghĩ ca em v 2 đon thơ cui trong bài Hơi m rơm.

Nhận xét: Đề văn trên được biên soạn đáp ứng đúng yêu cầu của hướng dẫn đã nêu. Cụ thể, văn bản đọc hiểu với ngữ liệu mới: Một bài thơ tự do, có yếu tố tự sự, miêu tả. Tám câu hỏi trắc nghiệm và tự luận đều xoay quanh các yếu tố nội dung và hình thức của bài thơ, và có đủ các dạng câu hỏi theo ba cấp độ. Phần viết sử dụng luôn ngữ liệu phần đọc hiểu để viết một kiểu bài đã học ở ngữ văn 7, tập hai (Viết đoạn văn ghi lại những cảm xúc sau khi đọc bài thơ)

PGS.TS Đ Ngc Thng

Bình luận (0)