Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Làm văn theo chương trình mới: Lòng kiên trì, nhẫn nại là rất đáng quý

Tạp Chí Giáo Dục

Danh ngôn có câu: “Trên con đưng thành công không có du chân ki biếng”. Mun đt đưc thành công, ta phi có lòng kiên trì, nhn ni. Nó góp mt phn ln trên con đưng chm ti đnh vinh quang.


Theo tác gi, là hc sinh cn phi rèn luyn tính kiên trì mi ngày. Mi ngày hc mt ít, ta s tích lũy đưc vô vàn kiến thc cho bn thân (nh minh ha). Ảnh: T.L

Qua bao thời kỳ lịch sử, lòng kiên trì, nhẫn nại được ông cha ta đúc kết qua câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Lời răn dạy ý nghĩa sâu sắc khuyên ta phải có lòng kiên trì vượt qua thử thách và đối mặt với khó khăn. Trước hết, ta cần phải hiểu câu tục ngữ trên nghĩa là gì. Khi nhắc đến “sắt” là ta đang nhắc đến một vật kim loại xù xì, thô ráp. Nó thường được dùng để tạo ra các vật dụng hữu ích khác. Còn khi nói đến “kim” là ta đang nói đến một vật nhỏ bé nhưng vô cùng hữu dụng, thường được dùng trong việc may vá. Từ một thanh sắt thô sơ, ta cần phải đổ mồ hôi, công sức để nó trở thành cây kim hữu ích. Trong tương quan giữa hai vật, câu tục ngữ muốn nói với ta là khi kiên trì, bền bỉ theo đuổi mục tiêu. Nỗ lực không ngừng, không bỏ cuộc khi gặp khó khăn, gian khổ, chúng ta sẽ vượt qua và có kết quả tốt đẹp.

Câu tục ngữ trên vô cùng chí lý. Bởi lẽ, thành công không phải là đích đến cuối cùng, thất bại cũng chẳng phải vực sâu thăm thẳm, đó chỉ là động lực để bản thân ta vững vàng hơn trên con đường sắp bước. Khi làm bất cứ công việc gì, đều đòi hỏi nhiều thời gian, công sức. Ta không thể hoàn thành nó một cách nhanh chóng. Kiên trì, bền bỉ giúp ta đối mặt với giông bão và vượt qua nó. Tự hỏi, nếu không có lòng kiên trì, ý chí nghị lực tới cùng, thì sao Thomas Edison có thể phát minh ra bóng đèn, mang ánh sáng đến nhân loại? Ông từng thất bại hơn 9.000 lần, nhưng vì có lòng kiên trì, nhẫn nại mà ông đã vượt qua khó khăn và chạm tới vinh quang. “Thất bại là mẹ thành công”. Sau thành công của mình, ông đã từng nhận định hai chữ thiên tài rằng: “Thiên tài là 1% cảm hứng và 99% là mồ hôi”. Kiên trì giúp ta thành công, đó là chìa khóa dẫn tới con đường quang vinh, mọi chông gai sẽ được xóa bỏ. Khó khăn thử thách là để tôi luyện chúng ta, trải qua điều đó bằng chính nỗ lực của bản thân sẽ giúp chúng ta có được những thành quả xứng đáng. Ông trời vốn dĩ công bằng, lấy cái này của người này thì sẽ cho họ thứ khác. Chẳng hạn, Nick Vuijic, khi sinh ra đã bị liệt tứ chi. Cuộc đời đối với anh cứ như là địa ngục. Nhiều lần muốn buông xuôi tất cả, nhưng vì niềm tin khao khát sống đã vụt anh dậy. Anh bắt đầu luyện tập. Không biết phải trải qua bao nhiêu đau đớn, anh cũng có thể sống như một người bình thường. Trời phú cho lòng kiên trì, nên anh đã tồn tại đến hôm nay và đem đến những đỉnh cao của nghị lực, trí tuệ.

Có những thành tựu vĩ đại không được gặt hái bằng sức mạnh mà bằng sự kiên trì. Khi nói đến điều này, chúng ta không thể không nhắc đến Bác Hồ. Người đã ra đi tìm đường cứu nước suốt 30 năm. Lúc rời Việt Nam, Bác chỉ có hai bàn tay trắng, Bác đã làm phụ bếp trên con tàu mình đi… Suốt 30 năm, Bác phải đổ ra bao nhiêu mồ hôi, công sức, vừa làm vừa học để cứu đất nước. Bác đã gửi gắm đến chúng ta rằng: “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”. Thế nhưng, trong cuộc sống, không phải ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của ý chí, nghị lực. Vì thế mà nhiều người cứ gặp khó khăn là bỏ cuộc, gặp mệt mỏi là buông xuôi. Những người nản chí như thế thì chẳng bao giờ thành công được. Hễ họ thấy “sóng cả” thì “ngã tay chèo”, cho nên họ khó đạt được mục đích cuộc sống. Là học sinh, chúng ta cần phải rèn luyện tính kiên trì mỗi ngày. Mỗi lần một ít sẽ khiến chúng ta không bao giờ nản chí trong mọi việc. Chẳng hạn, muốn tiến bộ trong việc học, thì chúng ta phải kiên trì, “kiến tha lâu đầy tổ”. Mỗi ngày học một ít, ta sẽ tích lũy được vô vàn kiến thức cho bản thân.

Tóm lại, câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” luôn có giá trị trong mọi thời đại. Tôi luôn ghi nhớ câu tục ngữ này, xem như nó là triết lý sống cho bản thân mình.

Phi Vân
(Hc sinh lp 7 Trưng THCS Âu Lc, Q.Tân Bình, TP.HCM)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)