Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tuyển sinh đầu cấp không theo địa giới hành chính: Vẫn lo quá tải ở các trường “điểm nóng”

Tạp Chí Giáo Dục

Tuyn sinh đu cp áp dng bn đ GIS s gii quyết trit đ các tn ti v phân tuyến trưc đây, giúp hc sinh đưc hc trưng gn nhà. Tuy nhiên, các đa phương lo ngi s quá ti ti các trưng là “đim nóng” tuyn sinh hàng năm.


Vic tuyn sinh đu cp không theo đa gii hành chính phưng s to điu kin thun li cho hc sinh khi đưc hc trưng gn nhà nht (nh minh ha)

Năm học 2023-2024, TP.HCM sẽ thí điểm tuyển sinh không theo địa giới hành chính phường tại 3 địa phương là TP.Thủ Đức, Q.8 và Q.Tân Bình. Việc tuyển sinh sẽ áp dụng theo nguyên tắc dựa trên bản đồ số giáo dục GIS (hệ thống thông tin địa lý), học sinh được học trường gần nhà nhất.

Đa phương gim áp lc trong tuyn sinh đu cp

Là địa phương được chọn thí điểm tuyển sinh đầu cấp không phân tuyến theo phường, Q.Tân Bình đang cho rà soát số liệu học sinh đầu cấp ở cấp mầm non, tiểu học. Ông Trần Khắc Huy (Trưởng phòng GD-ĐT Q.Tân Bình) thông tin, qua rà soát số học sinh đầu cấp năm nay không biến động nhiều do không phải là lứa học sinh thuộc thế hệ trâu vàng, rồng vàng, heo vàng. Riêng khối lớp 1 giảm 400 em. Ông Huy đánh giá, lợi ích của tuyển sinh đầu cấp không theo địa giới hành chính phường mà áp dụng bản đồ GIS sẽ tạo nhiều thuận lợi cho phụ huynh, học sinh khi được học ở trường gần nhà nhất, giúp địa phương giảm áp lực trong tuyển sinh đầu cấp. Nhất là với các địa bàn “nóng” về sĩ số học sinh thì các phường giáp nhau sẽ chia sẻ cho nhau về sĩ số. Tuy nhiên, chắc chắn sẽ gặp khó khăn ở các trường là “điểm nóng”, có thể “gia tăng sức ép trong tuyển sinh” đòi hỏi phải tính toán thật kỹ.

Theo ông Huy, để triển khai hiệu quả nhất phương án này thì trước hết cần phải xác định rõ thực tế trẻ đang cư trú ở địa bàn đó để phân trường phù hợp; quan trọng nhất là phụ huynh phải hiểu, nhận thức đúng để đồng hành. Hiện nay, Phòng GD-ĐT đang phối hợp với UBND 15 phường nắm chắc số liệu học sinh để không gặp khó khăn khi đưa vào chỉ tiêu của các trường, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền để phụ huynh hiểu rõ chủ trương mới. “Năm đầu tiên áp dụng thì trước hết cần thay đổi nhận thức của cán bộ quản lý phường, thông qua cán bộ phường tuyên truyền trực tiếp đến phụ huynh để hiểu. Trách nhiệm của phường rất quan trọng, làm sao giúp phá vỡ tư tưởng cũ, chuyển sang tư tưởng mới”, ông Huy đánh giá.

TP.Thủ Đức có 34 phường, nhiều trường học nằm giáp ranh phường này với phường kia. Ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên (Trưởng phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức) đánh giá, việc áp dụng tuyển sinh các lớp đầu cấp theo bản đồ GIS trên địa bàn TP.Thủ Đức sẽ tạo thuận lợi cho phụ huynh, học sinh khi đảm bảo con em mình được học ở trường gần nhà nhất, vừa giúp địa phương bớt áp lực. Tuy vậy, ở những địa bàn đông dân cư, với sĩ số học sinh đầu cấp cao hàng năm thì vẫn cần phải có sự tính toán điều tiết về sĩ số học sinh để đảm bảo không gây quá tải cho trường.

Vic rà soát d liu hc sinh vô cùng quan trng

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu (Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM), năm học 2023-2024 là năm đầu tiên TP.HCM thực hiện tuyển sinh đầu cấp không khai báo, không sử dụng giấy tờ. Các cơ sở giáo dục, phòng GD-ĐT là cơ quan tham mưu thường trực cho ban chỉ đạo tuyển sinh địa phương, sử dụng cơ sở dữ liệu ngành để bố trí chỗ học cho học sinh chứ không phải phụ huynh đăng ký chỗ học. Theo kế hoạch trình UBND TP, TP.HCM chọn 3 địa phương là TP.Thủ Đức, Q.8 và Q.Tân Bình để thí điểm phương thức tuyển sinh các lớp đầu cấp không theo địa giới hành chính phường mà theo bản đồ GIS.

Theo ông Hiếu, tinh thần của sở là học sinh phải học gần nhà nhưng trên cơ sở dữ liệu của ngành chứ không phải học sinh đăng ký. Căn cứ trên cơ sở dữ liệu ngành, tham khảo trên bản đồ GIS và trên nguyên tắc học sinh được học gần nhà. “Các phòng GD-ĐT phải phối hợp với địa phương rà soát danh sách, xác định nơi cư trú thực tế của học sinh. Từ danh sách, phòng GD-ĐT sẽ là cơ quan tham mưu, bố trí phân bổ chỗ học cho học sinh. Như vậy, việc rà soát dữ liệu học sinh là vô cùng quan trọng, nếu không khéo thì các trường “điểm nóng” có thể xảy ra tình trạng một địa chỉ có mấy chục học sinh trong độ tuổi đi học, điều này là không được”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Theo ông Nguyên, điều quan trọng nhất khi áp dụng phương án tuyển sinh mới này vẫn là xác thực được đúng địa chỉ cư trú của học sinh để sắp xếp chỗ học phù hợp, đặc biệt là ở các trường hàng năm luôn có sức hút trong tuyển sinh đầu cấp. Hiện nay các phường đang rà soát, thống kê danh sách trẻ 5-6 tuổi vào mẫu giáo và ra lớp 1, đối với học sinh từ lớp 5 lên lớp 6 thì sẽ thống kê lại nơi cư trú của học sinh và báo về Phòng GD-ĐT. Từ đó Ban Tuyển sinh của TP.Thủ Đức sẽ tính toán trên bản đồ GIS, cân đối chỉ tiêu của từng trường để phân bổ học sinh phù hợp nhất.

Tránh tuyt đi “mt đa đim my chc hc sinh cư trú”

Năm học 2023-2024, Q.8 cũng là địa phương được chọn thí điểm tuyển sinh đầu cấp không theo địa giới hành chính phường. Ông Dương Văn Dân (Trưởng phòng GD-ĐT Q.8) chia sẻ, đặc thù quận với nhiều khu liên phường giáp ranh nhau. Hàng năm, việc phân tuyến tuyển sinh đầu cấp theo phường khiến nhiều học sinh dù nhà ở gần trường, thậm chí… bên kia đường vẫn khó có thể học được tại trường vì trái tuyến, ngoài luồng. Ví dụ, học sinh ở các cụm liên phường như phường 2, 3, 4; cụm phường 5, 6, 7 khi tuyển sinh phân tuyến theo phường sẽ gặp khó khăn cho học sinh, bởi học trường đúng tuyến còn xa hơn trường trái tuyến. Hàng năm, quận cũng mạnh dạn giải quyết một số trường hợp theo liên phường nhưng chỉ được một phần nhỏ.

Do vậy, ông Dân đánh giá, khi được chọn thí điểm tuyển sinh đầu cấp theo bản đồ GIS sẽ là thay đổi mạnh mẽ, giúp công tác tuyển sinh đầu cấp trên địa bàn quận thuận lợi, bớt áp lực, giải quyết triệt để những tồn tại trước đó, địa phương cũng bớt “nóng” vào mỗi mùa tuyển sinh. 

Theo ông Dân, hiện quận đang tập hợp số liệu cư trú của học sinh, phụ huynh kê khai lại địa chỉ nơi cư trú có thay đổi so với trước không. Từ đó Phòng GD-ĐT sẽ đối chiếu, căn cứ vào sức chứa của trường, đưa lên phần mềm để tính toán chỗ học thuận lợi nhất cho học sinh. Mặc dù vậy, ông Dân nhìn nhận, lo nhất là áp lực đối với các trường có “sức nóng” trong tuyển sinh đầu cấp hàng năm, thu hút nhiều phụ huynh mong muốn cho con theo học. Quận đang tính toán, phối hợp kỹ với chính quyền địa phương, đảm bảo xác thực được trường hợp học sinh có nơi cư trú thực tế chứ không phải là mượn địa điểm để ở, tuyệt đối tránh tình trạng một căn nhà gần trường có mấy chục em cùng sinh sống…

Bài, ảnh: Thành Nam

Bình luận (0)