Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Nhiều mẫu cốc và đĩa giấy bị nhiễm chì và arsen

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Vừa qua,Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, trước phản ánh của báo chí về việc nhiều loại cốc giấy, đĩa giấy bị nhiễm chì gây nguy hại cho người sử dụng, cục đã tiến hành lấy ngẫu nhiên tổng số 6 mẫu cốc giấy, đĩa giấy đựng thực phẩm (gồm 4 mẫu sản xuất trong nước và 2 mẫu nhập khẩu có nguồn gốc từ Trung Quốc) tại chợ Hôm, chợ Đồng Xuân và chợ Nguyễn Cao (Hà Nội). Qua xét nghiệm, 6/6 mẫu đều không phát hiện các chất Vinyl clorid, Caprolactam và tổng số chất bay hơi (Styren, Toluen, Ethylbenzen, Isopropylbenzen); 6/6 mẫu không phát hiện nhiễm Cadimi. Tuy nhiên, có 4/6 mẫu phát hiện có nhiễm chì (1 mẫu có nguồn gốc từ Trung Quốc, 3 mẫu sản xuất trong nước, với hàm lượng từ 0,36-0,45 µg/l). Ngoài ra, có 3/6 mẫu có nhiễm arsen (cả 3 mẫu được sản xuất trong nước, hàm lượng từ 0,35 – 0,81 µg/l).

Nghiêm cấm tăng giá thuốc phòng, chống dịch đau mắt đỏ.Mới đây, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã có công văn gửi sở y tế các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc về việc cung ứng thuốc phòng, chống dịch đau mắt đỏ. Cục Quản lý dược nêu rõ dịch đau mắt đỏ đang diễn biến phức tạp và lây lan nhanh, đặc biệt tại TP.HCM và Hà Nội. Cục Quản lý dược cho biết ngành dược đảm bảo đầy đủ thuốc nhỏ mắt và kháng sinh chống bội nhiễm trong điều trị bệnh đau mắt đỏ với hơn 200 số đăng ký lưu hành, gồm cả các thuốc kê đơn và không kê đơn. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc tăng cường nguồn cung ứng thuốc để phục vụ nhu cầu phòng, điều trị dịch bệnh, nghiêm cấm việc lợi dụng bệnh dịch để tăng giá thuốc.
Thúy Nga (tổng hợp)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)