Nhà tâm lý học, TS Alice Duomaboshi, viện Y học, ĐH Harvard (Mỹ) cho biết, những quy tắc mạnh khỏe đề ra trước đây đều mang tính phiến diện, cần phải sửa đổi, đồng thời đưa ra 4 quy tắc và kiến nghị mới khoa học hơn.
1. Từ “Uống 8 cốc nước mỗi ngày” thành “Uống nước tốt hơn”
“Mỗi ngày uống 8 cốc nước” là nội dung về hướng dẫn sức khỏe năm 1945. Trong cuốn sách “ Bí mật của nước” ,tác giả là TS Howard Murad cho biết, hàng ngày, lượng nước được hấp thụ chủ yếu từ thức ăn (hoa quả, rau xanh,các loại đậu, các thực phẩm từ ngũ cốc…). Lượng nước trong dưa hấu và dưa chuột chiếm trên 90% đồng thời còn hàm chứa nhiều loại thuốc chống ô xy hóa.
Chuyên gia kiến nghị: Dùng thực phẩm bổ sung nước tốt hơn so với uống nước đơn thuần. Ngoài ra, nếu đi ngoài phân loãng, rời rạc chứng tỏ lượng nước đầy đủ, nếu phân có màu vàng thì cần phải bổ sung thêm nước cho cơ thể.
2. Từ “Mỗi ngày ăn 9 phần rau quả” thành “Rau quả chiếm một nửa thức ăn là được”
1 phần súp lơ chứa 5 bông nhỏ, 1 phần rau chân vịt là 1 cốc, 1 phần xoài có kích cỡ bằng nắm đấm…. Nhà dinh dưỡng học thành phố Washington (Mỹ), TS Rebecca Scott Richfield cho biết, tính toán phần lượng của rau quả làm cho chúng ta hay lẫn lộn, không biết nên băt đầu từ đâu.
Chuyên gia kiến nghị: Hãy bỏ đi phương pháp tính toán phần lượng của rau quả, chỉ cần rau quả chiếm một nửa thức ăn là được. Ví dụ, buổi sáng một quả chuối và một cốc nước quả, buổi trưa sa-lat rau chân vịt, buổi tối 6 búp măng tây…
3. Từ “tránh thịt đỏ” thành “Ăn thịt bò với lượng thích hợp có ích cho sức khỏe”
Trong thịt đỏ hàm chứa đại lượng chất béo bão hòa, từ trước tới nay đều bị cho là “bệnh tim của đĩa thức ăn”. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2010 của học viện y tế cộng đồng đại học Harvard phát hiện, nguy cơ bệnh huyết quản tim đến từ các loại thịt gia công chế biến như lạp xường, xúc xích…chứ không phải là thực phẩm không gia công chế biến như sườn bò, hambager vv. Cội nguồn gây bệnh chính là muối ăn hoặc chất bảo quản.
Thịt đỏ là nguồn thực phẩm ưu chất nguyên tố vi lượng sắt và kẽm thúc đẩy sức đề kháng. Rất nhiều phụ nữ thiếu hai loại chất dinh dưỡng này. Thịt bò còn hàm chứa axit linoleic có thể giảm thấp nguy cơ ung thư và giúp giảm mỡ trong cơ thể.
Chuyên gia kiến nghị: Tốt nhất nên lựa chọn thịt nạc, ngoài ra, lượng dung nạp thịt đỏ không nên vượt quá 3 lần mỗi tuần, mỗi lần dung nạp khoảng 140g.
4. Từ “chỉ số cơ thể (BMI) tối ưu là 18.5- 24.9” thành “Ăn uống mạnh khỏe, tích cực tập luyện, giữ thể trọng tự nhiên”
Y học thường xuyên xem chỉ số BMI (thể trọng so với chiều cao) là công cụ để chẩn đoán chứng béo phì. Tuy nhiên, chuyên gia chỉ ra rằng, BMI đã bỏ sót mất một yếu tố quan trọng đó là “ nhóm bắp thịt”. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Béo phì mới đây cho thấy BMI còn bỏ sót chỉ số vòng 3.
Giáo sư dinh dưỡng Jonathan Yi Keda, ĐH Carlifornia (Mỹ) còn cho biết, chỉ số BMI của một người rất cao, nhưng cũng có thể là rất mạnh khỏe. “Tạp chí hội y học Mỹ cũng vừa đăng một nghiên cứu phát hiện, trong số những người phụ nữ mạnh khỏe tham gia kiểm tra, mặc dù BMI vượt ngưỡng nhưng nguy cơ bệnh tim của họ lại thấp hơn so với những người có cơ thể đạt chuẩn.
Chuyên gia kiến nghị: Không nên quá tin vào BMI, mà nên dung nạp thực phẩm mạnh khỏe, mỗi tuần vận động 150 phút. Phương thức sống mạnh khỏe sẽ tạo nên thể trọng mạnh khỏe.
1 phần súp lơ chứa 5 bông nhỏ, 1 phần rau chân vịt là 1 cốc, 1 phần xoài có kích cỡ bằng nắm đấm…. Nhà dinh dưỡng học thành phố Washington (Mỹ), TS Rebecca Scott Richfield cho biết, tính toán phần lượng của rau quả làm cho chúng ta hay lẫn lộn, không biết nên băt đầu từ đâu.
Chuyên gia kiến nghị: Hãy bỏ đi phương pháp tính toán phần lượng của rau quả, chỉ cần rau quả chiếm một nửa thức ăn là được. Ví dụ, buổi sáng một quả chuối và một cốc nước quả, buổi trưa sa-lat rau chân vịt, buổi tối 6 búp măng tây…
3. Từ “tránh thịt đỏ” thành “Ăn thịt bò với lượng thích hợp có ích cho sức khỏe”
Trong thịt đỏ hàm chứa đại lượng chất béo bão hòa, từ trước tới nay đều bị cho là “bệnh tim của đĩa thức ăn”. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2010 của học viện y tế cộng đồng đại học Harvard phát hiện, nguy cơ bệnh huyết quản tim đến từ các loại thịt gia công chế biến như lạp xường, xúc xích…chứ không phải là thực phẩm không gia công chế biến như sườn bò, hambager vv. Cội nguồn gây bệnh chính là muối ăn hoặc chất bảo quản.
Thịt đỏ là nguồn thực phẩm ưu chất nguyên tố vi lượng sắt và kẽm thúc đẩy sức đề kháng. Rất nhiều phụ nữ thiếu hai loại chất dinh dưỡng này. Thịt bò còn hàm chứa axit linoleic có thể giảm thấp nguy cơ ung thư và giúp giảm mỡ trong cơ thể.
Chuyên gia kiến nghị: Tốt nhất nên lựa chọn thịt nạc, ngoài ra, lượng dung nạp thịt đỏ không nên vượt quá 3 lần mỗi tuần, mỗi lần dung nạp khoảng 140g.
4. Từ “chỉ số cơ thể (BMI) tối ưu là 18.5- 24.9” thành “Ăn uống mạnh khỏe, tích cực tập luyện, giữ thể trọng tự nhiên”
Y học thường xuyên xem chỉ số BMI (thể trọng so với chiều cao) là công cụ để chẩn đoán chứng béo phì. Tuy nhiên, chuyên gia chỉ ra rằng, BMI đã bỏ sót mất một yếu tố quan trọng đó là “ nhóm bắp thịt”. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Béo phì mới đây cho thấy BMI còn bỏ sót chỉ số vòng 3.
Giáo sư dinh dưỡng Jonathan Yi Keda, ĐH Carlifornia (Mỹ) còn cho biết, chỉ số BMI của một người rất cao, nhưng cũng có thể là rất mạnh khỏe. “Tạp chí hội y học Mỹ cũng vừa đăng một nghiên cứu phát hiện, trong số những người phụ nữ mạnh khỏe tham gia kiểm tra, mặc dù BMI vượt ngưỡng nhưng nguy cơ bệnh tim của họ lại thấp hơn so với những người có cơ thể đạt chuẩn.
Chuyên gia kiến nghị: Không nên quá tin vào BMI, mà nên dung nạp thực phẩm mạnh khỏe, mỗi tuần vận động 150 phút. Phương thức sống mạnh khỏe sẽ tạo nên thể trọng mạnh khỏe.
Theo Dân Trí
Bình luận (0)