Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Điện ảnh Việt chỉ “mới” thôi, chưa đủ

Tạp Chí Giáo Dục

Sau mùa phim hè vắng bóng, nhường sân "bom tấn" ngoại, điện ảnh Việt trở lại bằng tác phẩm khai thác đề tài mặt trái mạng xã hội có tên "Fanti" do đạo diễn trẻ Andy Nguyễn thực hiện.

Với điện ảnh thế giới, mặt trái mạng xã hội là một đề tài không mới nhưng điện ảnh Việt thì lại mới lạ. Vì thế, phim được người trong nghề chờ đón và cũng kỳ vọng sẽ thu hút khán giả trẻ. Tuy nhiên, "Fanti" gây thất vọng bởi phần kịch bản "đầu voi đuôi chuột", ôm đồm nhiều vấn đề, thông điệp nhưng không giải quyết triệt để khiến khán giả khó hiểu. Ra rạp từ ngày 28-7, phim chỉ thu hơn 1,8 tỉ đồng – theo thống kê từ Box Office Việt Nam. Dù nỗ lực mang đến cái mới cho thị trường nhưng Andy Nguyễn không thành công bởi câu chuyện chưa đủ sức thuyết phục người xem.

Phim "Bên trong vỏ kén vàng" của đạo diễn Phạm Thiên Ân, tác phẩm từng thắng giải Camera d’Or tại Liên hoan Phim Cannes 2023 ra rạp Việt Nam từ ngày 11-8, thu được hơn 1,4 tỉ đồng – thống kê từ Box Office Việt Nam. "Bên trong vỏ kén vàng" là tác phẩm thuộc dòng độc lập, mang đậm tính nghệ thuật. Phim có nhịp điệu chậm với những cú máy dài, khung hình đẹp nhưng được đánh giá là kén khán giả, vì thế nên doanh thu không thể bứt phá.

Điện ảnh Việt chỉ mới thôi, chưa đủ - Ảnh 2.

Phim “Kẻ ẩn danh” dẫn đầu doanh thu mùa lễ 2-9 vừa qua nhưng chưa tạo được sự bứt phá như kỳ vọng. Ảnh do nhà phát hành cung cấp

Phim "Bến phà xác sống" là phần tiếp nối của tác phẩm "Cù lao xác sống" ra rạp năm 2022. Khai thác đề tài mới với điện ảnh Việt nhưng "Cù lao xác sống" bị chỉ trích là "thảm họa điện ảnh" do kịch bản nhiều tình tiết vô lý. Phim đa tuyến nhân vật nhưng được kể lan man, thiếu tập trung cho tuyến chính mà dàn trải dẫn đến dài dòng, ngắt mạch cảm xúc, không phù hợp chuyển biến tâm lý nhân vật. Sự thất vọng với "Cù lao xác sống" đã khiến cho "Bến phà xác sống" dù được dựng tốt hơn so với phần đầu nhưng khó lấy niềm tin trở lại từ khán giả. Họ không muốn bỏ tiền để thưởng thức phần tiếp theo của "thảm họa điện ảnh".

Có thể thấy gần đây nhà làm phim Việt, nhất là người trẻ, nỗ lực mang đến cái mới cho thị trường, cho khán giả nhưng mới thôi chưa đủ. Sự đuối sức về mặt kịch bản dẫn đến nhiều sạn, tình tiết thiếu hợp lý trong câu chuyện được kể là nguyên nhân khiến thất bại doanh thu. Theo các nhà chuyên môn, sự mới lạ, độc đáo là cần thiết để tạo sự đa dạng, phong phú, tránh nhàm chán cho thị trường điện ảnh nhưng trên hết, phải có sự hài hòa với yếu tố bản địa, gần gũi, hợp lý trong câu chuyện mới thuyết phục được người xem.

Theo Minh Khuê/NLĐO

 

Bình luận (0)

Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Điện ảnh Việt chỉ “mới” thôi, chưa đủ

Tạp Chí Giáo Dục

Sau mùa phim hè vắng bóng, nhường sân "bom tấn" ngoại, điện ảnh Việt trở lại bằng tác phẩm khai thác đề tài mặt trái mạng xã hội có tên "Fanti" do đạo diễn trẻ Andy Nguyễn thực hiện.

Với điện ảnh thế giới, mặt trái mạng xã hội là một đề tài không mới nhưng điện ảnh Việt thì lại mới lạ. Vì thế, phim được người trong nghề chờ đón và cũng kỳ vọng sẽ thu hút khán giả trẻ. Tuy nhiên, "Fanti" gây thất vọng bởi phần kịch bản "đầu voi đuôi chuột", ôm đồm nhiều vấn đề, thông điệp nhưng không giải quyết triệt để khiến khán giả khó hiểu. Ra rạp từ ngày 28-7, phim chỉ thu hơn 1,8 tỉ đồng – theo thống kê từ Box Office Việt Nam. Dù nỗ lực mang đến cái mới cho thị trường nhưng Andy Nguyễn không thành công bởi câu chuyện chưa đủ sức thuyết phục người xem.

Phim "Bên trong vỏ kén vàng" của đạo diễn Phạm Thiên Ân, tác phẩm từng thắng giải Camera d’Or tại Liên hoan Phim Cannes 2023 ra rạp Việt Nam từ ngày 11-8, thu được hơn 1,4 tỉ đồng – thống kê từ Box Office Việt Nam. "Bên trong vỏ kén vàng" là tác phẩm thuộc dòng độc lập, mang đậm tính nghệ thuật. Phim có nhịp điệu chậm với những cú máy dài, khung hình đẹp nhưng được đánh giá là kén khán giả, vì thế nên doanh thu không thể bứt phá.

Điện ảnh Việt chỉ mới thôi, chưa đủ - Ảnh 2.

Phim “Kẻ ẩn danh” dẫn đầu doanh thu mùa lễ 2-9 vừa qua nhưng chưa tạo được sự bứt phá như kỳ vọng. Ảnh do nhà phát hành cung cấp

Phim "Bến phà xác sống" là phần tiếp nối của tác phẩm "Cù lao xác sống" ra rạp năm 2022. Khai thác đề tài mới với điện ảnh Việt nhưng "Cù lao xác sống" bị chỉ trích là "thảm họa điện ảnh" do kịch bản nhiều tình tiết vô lý. Phim đa tuyến nhân vật nhưng được kể lan man, thiếu tập trung cho tuyến chính mà dàn trải dẫn đến dài dòng, ngắt mạch cảm xúc, không phù hợp chuyển biến tâm lý nhân vật. Sự thất vọng với "Cù lao xác sống" đã khiến cho "Bến phà xác sống" dù được dựng tốt hơn so với phần đầu nhưng khó lấy niềm tin trở lại từ khán giả. Họ không muốn bỏ tiền để thưởng thức phần tiếp theo của "thảm họa điện ảnh".

Có thể thấy gần đây nhà làm phim Việt, nhất là người trẻ, nỗ lực mang đến cái mới cho thị trường, cho khán giả nhưng mới thôi chưa đủ. Sự đuối sức về mặt kịch bản dẫn đến nhiều sạn, tình tiết thiếu hợp lý trong câu chuyện được kể là nguyên nhân khiến thất bại doanh thu. Theo các nhà chuyên môn, sự mới lạ, độc đáo là cần thiết để tạo sự đa dạng, phong phú, tránh nhàm chán cho thị trường điện ảnh nhưng trên hết, phải có sự hài hòa với yếu tố bản địa, gần gũi, hợp lý trong câu chuyện mới thuyết phục được người xem.

Theo Minh Khuê/NLĐO