Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

“Mù khô” bao phủ Sài Gòn có thể do cháy rừng Indonesia

Tạp Chí Giáo Dục

Sáng 7-10, nhiều quận tại TP.HCM tiếp tục xuất hiện hiện tượng mù khô dày đặc che khuất tầm nhìn của người đi đường.

Mù khô dày đặc phủ kín xa lộ Hà Nội - Ảnh: Tiến Long
Mù khô dày đặc phủ kín xa lộ Hà Nội – Ảnh: Tiến Long
 

Tại đường Hoàng Văn Thụ, Q.Tân Bình, dù đã gần 8g sáng nhưng không gian vẫn như chìm trong màn sương mờ. Đứng từ dưới đường nhìn lên cầu vượt nút giao thông Lăng Cha Cả, màn “mù khô” vẫn xám  xịt bầu trời.

Ông Trần Văn Lâm sống ở khu vực này nói: “Mấy hôm nay trời Sài Gòn lạ quá, không biết có hiện tượng gì đây”. Ông nói từ nhiều ngày nay đã thấy màn “mù khô” xuất hiện nhưng hai hôm nay là nặng nhất.

Ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, “mù khô” xuất hiện dày đặc. Đặc biệt, ở khu vực kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, "mù khô" giống hệt tiết trời ở Đà Lạt. Nhiều người dân xôn xao bàn tán về hiện tượng này.

Đây là ngày thứ 3 liên tiếp xuất hiện hiện tượng mù khô. Theo ghi nhận của chúng tôi tại các quận 1, quận 2, quận 4, quận 9, từ sáng sớm đã xuất hiện một bức màn màu trắng sữa trải rộng trên diện tích lớn.

Nhìn từ cầu Sài Gòn về cả 2 hướng quận 1 và quận 9 đều thấy một màn trắng xóa bao trùm.  Nhiều tòa nhà cao tầng trong khu vực này chỉ xuất hiện lờ mờ trên nền trời. Có nơi tầm nhìn xa chưa đầy 2km. Người đi đường phải bóp còi xe liên tục để tránh va chạm.

Tại quận 2, khu vực "mù khô" xuất hiện dày đặc nhất là từ cầu Sài Gòn đến cầu Rạch Chiếc.

Chị Trần Thị Thảo, một người dân quận 2 cho biết  ba ngày nay chị dậy từ  4g sáng tập thể dục đã thấy ngoài trời mù mịt. Ban đầu chị cứ nghĩ đây là hiện tượng sương sớm bình thường khi hửng nắng sẽ tan, nhưng khi sáng hẳn, hiện tượng này vẫn chưa giảm.

Theo ông Đặng Văn Dũng – phó giám đốc Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, hiện tượng “mù khô” không chỉ xuất hiện ở TP.HCM mà còn ở các tỉnh, thành như Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau…và trên các vùng biển ở Kiên Giang, các đảo Thổ Chu, Phú Quốc.

Ông Dũng nhận định nguyên nhân của hiện tượng này có thể do ô nhiễm từ vụ cháy rừng ở Indonesia khuếch tán qua. Trên các phương tiện thông tin đại chúng của Thái Lan, Singapore, Malaysia cũng có đề cập hiện tượng mù khô xảy ra ở các nước này.

Để hạn chế tác hại của “mù khô”, người đi đường cần che chắn khẩu trang và kính mắt.

Các nhà cao tầng bị sương mù bao phủ - Ảnh: Tiến Long
Các nhà cao tầng bị sương mù bao phủ – Ảnh: Tiến Long
“Mù khô” dày đặc ở khu vực đường Hoàng Văn Thụ dù đã 8g sáng - Ảnh: Yến Trinh
“Mù khô” dày đặc ở khu vực đường Hoàng Văn Thụ dù đã 8g sáng – Ảnh: Yến Trinh
Cầu vượt nút giao thông Lăng Cha Cả chìm trong màn mù - Ảnh: Yến Trinh
Cầu vượt nút giao thông Lăng Cha Cả chìm trong màn mù – Ảnh: Yến Trinh
Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa chìm trong màn mù - Ảnh: Yến Trinh
Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa chìm trong màn mù – Ảnh: Yến Trinh
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè bị màn mù khô bao phủ - Ảnh: Yến Trinh
Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè bị màn mù khô bao phủ – Ảnh: Yến Trinh
Màn “mù khô” gây hạn chế tầm nhìn của người đi đường - Ảnh: Yến Trinh
Màn “mù khô” gây hạn chế tầm nhìn của người đi đường – Ảnh: Yến Trinh
Người đi đường cần đeo khẩu trang vì màn mù có thể ảnh hưởng sức khỏe - Ảnh: Yến Trinh
Người đi đường cần đeo khẩu trang vì màn mù có thể ảnh hưởng sức khỏe – Ảnh: Yến Trinh

 

Tại Đồng Tháp, sáng 7-10 xuất hiện mù khô dày đặc từ đô thị cho đến nông thôn. Đến tận 8g30 hiện tượng mù khô vẫn còn xuất hiện trên diện rộng. 

Công trình cầu Cao Lãnh chìm trong mù khô - Ảnh: Ngọc Tài
Công trình cầu Cao Lãnh chìm trong mù khô – Ảnh: Ngọc Tài
Đường sá mù mịt trong mù khô - Ảnh: Ngọc Tài
Đường sá mù mịt trong mù khô – Ảnh: Ngọc Tài
Mù khô xuất hiện trên sông Tiền - Ảnh: Ngọc Tài
Mù khô xuất hiện trên sông Tiền – Ảnh: Ngọc Tài
Phà Cao Lãnh đưa rước hành khách trong mù khô dày đặc - Ảnh: Ngọc Tài
Phà Cao Lãnh đưa rước hành khách trong mù khô dày đặc – Ảnh: Ngọc Tài
 
Theo Yến Trinh- Tiến Long- Ngọc Tài- Thành Nhơn/ TTO

 

Bình luận (0)