Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nghệ thuật hát cúng đình và lễ hội Kỳ yên Nam bộ

Tạp Chí Giáo Dục

L Tết Nam b thưng kết thúc bng mt l hi K yên, tc l cu an. Đây là mt trong nhng l hi ln nht ca đình làng Nam b din ra vào tháng giêng đ t lòng tôn kính đến thn Thành hoàng, sau là giúp vui cho dân làng, ngưi dân đa phương…


L hi K yên ti Đình Điu Hòa (Tin Giang)

T l hi K yên Nam b

Nhà nghiên cứu văn hóa học, diễn giả Hồ Nhựt Quang chia sẻ, lễ Kỳ yên là nghi lễ gửi gắm ước mơ về sự thịnh vượng, bình an đến Thành hoàng Bổn cảnh. Đó là vị thần có công lớn trong việc giúp dân đi khai khẩn và dạy đạo cho dân. “Lễ Kỳ yên có ngày giờ đặc thù và riêng biệt của ngôi đình làng đó. Tiêu chí của các hoạt động là không mang sự mê tín dị đoan nhưng phải mang cơ sở khoa học và tính kết nối với dân chúng”.

Theo tín ngưỡng của người dân Việt Nam nói chung, người dân Nam bộ nói riêng, thường có tục thờ thần. Hầu như mỗi vùng đất đều có một vị thần Thành hoàng – người có công trong việc khai khẩn, gìn giữ vùng đất đó. Vào dịp đầu năm mới, tùy theo phong tục từng nơi mà người dân trong vùng sẽ tổ chức lễ cúng (cúng đình) hay còn gọi là lễ Kỳ yên (tức là cầu an).

Lễ Kỳ yên là nghi lễ cầu cho “mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an”, tùy theo phong tục mỗi nơi mà lễ này sẽ được ấn định về thời gian, thứ tự và chi tiết. Tuy nhiên, thường thì các lễ Kỳ yên được tiến hành trang trọng tại một ngôi đình, đền, miếu… thời gian tổ chức trong 3 ngày, gồm 2 phần: Lễ và hội.


L hi K yên Nam b – nét văn hóa cn đưc gi gìn

Trong phần lễ, có các nghi thức rước sắc thần về đình; dâng hương, dâng rượu, dâng trà; đọc bài văn tế cầu nguyện và cảm tạ các thần Thành hoàng, Tiên hiền, Hậu hiền, Thần Nông, Thần Hổ, Ông Nam Hải… đã phù hộ cho dân làng có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ở lễ Kỳ yên, phần lễ rất quan trọng và được tổ chức trang nghiêm. Những người đứng ra tế lễ hoặc tham gia vào nghi thức tế lễ thường là những bậc cao niên, người có chức sắc, hoặc có uy tín trong cộng đồng dân cư. Phần hội ở đây thường gồm các chương trình: Múa lân, múa rồng, các trò chơi dân gian…

Hiện nay, trên địa bàn các địa phương trong tỉnh Tiền Giang có nhiều ngôi đình, đền, miếu như Điều Hòa, Vĩnh Bình và Long Trung. Hằng năm, những nơi này hầu hết đều tổ chức lễ Kỳ yên rất trang trọng, thu hút đông đảo nhân dân quanh vùng về tham dự.

Lễ hội Kỳ yên đình Thoại Ngọc Hầu (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) được tổ chức trong 3 ngày (10, 11, 12 tháng 3 âm lịch hàng năm) đây là một lễ hội lớn nhất của người dân Thoại Sơn.

Trong lễ hội phần lễ tế được tiến hành hết sức nghiêm trang, đồ lễ do dân làng dâng cúng tùy theo khả năng và tâm nguyện của mỗi người, phần lễ bắt đầu với đầy đủ nghi thức dân gian truyền thống.

Đình thần Dĩ An nằm trên địa bàn phường Dĩ An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương được vua Tự Đức ban sắc phong thờ Thành hoàng Bổn cảnh. Lễ hội Kỳ yên đình Dĩ An đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ tháng 2-2023. Việc tổ chức lễ công bố thể hiện sự tri ân của thế hệ hôm nay đối với các nghệ nhân và bậc tiền nhân, qua đó tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sâu rộng về di sản văn hóa, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, khích lệ cộng đồng tự nguyện tham gia bảo vệ di sản.

… Đến ngh thut hát cúng đình

Một nét riêng biệt nhất trong lễ hội Kỳ yên là những người dân đến cúng thần còn để xem hát bội, hát Hồ Quảng, đây là món ăn tinh thần, nét đặc trưng không thể thiếu của người dân Nam bộ.

Bình Tinh ngoài là một nghệ sĩ cải lương và diễn viên thì còn được biết đến là nghệ sĩ chuyên hát chầu, hát cúng đình. Bình Tinh chia sẻ ngày xưa không có nhiều sân khấu lớn để biểu diễn như bây giờ. Để được biểu diễn trên sân khấu lớn phải là một quá trình chuẩn bị vô cùng quan trọng với nhiều khâu khác nhau, về kinh phí cũng như quy mô. Do đó, các nghệ sĩ ngày ấy thường biểu diễn ở các đình, các chùa, các miễu và phong tục ấy kéo dài cho tới ngày hôm nay.


Mt đêm hát chu ti đình An Li Đông, qun 2, TP.HCM

Dưới góc nhìn của nghệ sĩ biểu diễn, Bình Tinh thông tin về diễn biến của một buổi hát cúng đình với các bước trình tự. Tháng giêng, tháng 2, tháng 3 và tháng 10, tháng 11 là những thời điểm rộ mùa chầu. “Tất cả nghệ sĩ ngày đó được ví đắt như tôm tươi. Một người có thể chạy sô từ sáng đến tối”, Bình Tinh cho hay.

Điểm đặc biệt của hát cúng đình, hát chầu Nam bộ thường là các nghệ sĩ không có kịch bản, chỉ có lăng tuồng, tạm gọi là kịch bản đường dây. Do đó, nghệ sĩ hát chầu phải dựa trên nội dung chính để ứng biến và đặt văn ngay tại sân khấu để hát. Đồng thời, nghệ sĩ hát chầu còn phải sử dụng điệu bộ để ra dấu cho nhạc công đánh nhạc theo yêu cầu của nghệ sĩ.

Lý giải cho điều này, Bình Tinh cho biết vì mỗi suất diễn cúng đình ít nhất phải ba tiếng đồng hồ. Các nghệ sĩ không thể nào hát được hết tất cả những kịch bản và các nghệ sĩ cũng không thể hợp lại để cùng nhau tập nghiêm túc một vở tuồng. “Chúng tôi gặp ai là hợp thành tuồng hát chứ không biết trước, thường là hát “xê-bê” hay hát cương. Tức là mỗi nghệ sĩ đều có trong đầu một tủ kinh nghiệm gồm rất nhiều kịch bản tuồng được ông bà để lại nên cứ theo cái cương, cái lăng đó mà hát. Chúng tôi tự đặt văn chương ra để hát, tới đoạn nào biết sẽ diễn ra sự việc gì thì cứ thế đặt văn hát tiếp với nhau. Vì thế muốn nghệ sĩ hát một tiếng, ba tiếng hay chín tiếng đều sẽ hát được”, Bình Tinh bộc bạch.

Một số vở các đình thường chọn diễn là San Hậu (tôn vương), Phàn Lê Huê (tôn nữ soái), Tiết Nhơn Quý (tôn soái), Thần nữ dâng ngũ linh kỳ, Trần Bình Trọng, Sát Thát (tức nhà Trần chống quân Nguyên Mông)… Những nơi thờ thần Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương – hai hoàng tử nhà Lý định soán ngôi vua, thì tuồng San Hậu không được diễn.

Một trong những yếu tố khiến cho việc hát chầu hay hát cúng đình Nam bộ được khán giả yêu thích là bởi tính tương tác cao giữa nghệ sĩ và người xem. “Các ông bà cô bác coi xong giống như sống trong thời đó vậy. Tôi đóng vai Phi Giao nhưng đang diễn thì khán giả phải bật dậy hét lớn kêu tôi đừng diễn nữa, chịu không nổi vì quá ác. Họ nói vẫn yêu Bình Tinh nhưng không thích Phi Giao, đề nghị tôi vào thay đồ nếu không sẽ ghét lây”, Bình Tinh kể lại.

Tiến sĩ – đạo diễn Hoàng Dun

 

Bình luận (0)