Y tế - Văn hóaThư giãn

Sát thủ cực đẹp cực độc

Tạp Chí Giáo Dục

Đôi cánh sặc sỡ của một loài bướm tại châu Á đẹp nhưng có thể gây liệt hoặc thậm chí tử vong cho những kẻ săn mồi.
Một con bướm Hebomoia glaucippe mà các nhà khoa học bắt trên cao nguyên Cameron của Malaysia. Ảnh: Livescience.
Một phần cánh của Hebomoia glaucippe, tên của một loài bướm ở châu Á, được bao phủ bởi màu cam sẫm. Sự hiện diện của màu da cam trên cánh khiến chúng trở nên đẹp hơn, song cũng khiến những động vật săn mồi phát hiện chúng dễ dàng hơn. Một nhóm nhà sinh học của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Vienna tại Áo nhận thấy chim, kiến, bọ ngựa và tắc kè đều không ăn cánh của bướm Hebomoia glaucippe khi chúng bắt được bướm, Livescience đưa tin.
Sau khi phân tích vùng có màu cam sẫm trên cánh bướm, nhóm nghiên cứu nhận thấy nó được bao phủ bởi glacontryphan-M, một loại chất độc có khả năng gây tê liệt thần kinh. Điều đáng chú ý là sên biển Conus marmoreus cũng có chất độc tương tự. Sên biển bơm chất độc vào cơ thể con mồi khiến thịt của chúng biến thành dịch lỏng rồi hút. Nhưng nhóm nghiên cứu khẳng định bướm dùng chất độc để tự vệ, chứ không phải để tấn công như sên biển.
Nhóm nghiên cứu cho biết, họ sẽ tiếp tục nghiên cứu để tìm hiểu nguyên nhân khiến sên biển Conus marmoreus và bướm Hebomoia glaucippe, hai loài động vật sống trong môi trường hoàn toàn khác biệt, có chung một chất độc.
theo VNE

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)