Có lẽ, các chương trình tổng kết cuối năm 2012 sẽ dành một vị trí không nhỏ cho câu chuyện về một số báo mạng bị “hố” nặng.
Đầu tiên là vụ “bố chồng con dâu” được đăng trên một tờ báo mạng với đầy đủ tên tuổi, địa chỉ. Một số trang báo mạng khác còn nhanh nhẩu cập nhật thông tin như phỏng vấn người thân trong gia đình, hàng xóm, chính quyền địa phương… Thông tin này ngay lập tức gây xôn xao dư luận, làm nổ ra các ý kiến phê phán về “thực trạng đạo đức kinh tởm” hiện nay. Địa phương được nêu trong thông tin cũng trở nên căng thẳng, nhiều người kéo đến hỏi thông tin, các gia đình có hoàn cảnh giông giống như báo mạng miêu tả được đặc biệt chú ý với đủ mọi lời đồn đoán gây náo loạn tại địa phương.
Thế nhưng, sau đó mọi chuyện bắt đầu sáng tỏ dần, đầu tiên là đại diện công an xã khẳng định không hề có sự việc như vậy xảy ra tại địa phương, bệnh viện tỉnh cũng khẳng định không hề có trường hợp như thế đưa vào đây. Cuối cùng mọi chuyện rõ như ban ngày và bạn đọc sửng sốt khi biết nguồn gốc của thông tin, phóng viên đã nghe ba chớp ba nháng rồi lập tức “sáng tạo” ra các chi tiết phụ, biến thành một bản tin báo chí có đầu đũa hẳn hòi, y như thật. Một số trang mạng khác thấy có yếu tố hút mạnh bạn đọc đã sao chép lại và còn “sáng tạo” lâm ly ai oán thêm nữa để thành những bài báo giật gân.
Vụ “bố chồng con dâu” chưa xong thì lại đến vụ “con giữ mẹ cho bố đánh gãy cổ”. Từ một mâu thuẫn trong gia đình, người mẹ phải nhập viện, phóng viên đến hỏi người mẹ xong về viết ngay một bài báo với các chi tiết hết sức giật gân như con ghét mẹ, chồng bồ bịch ra sao, thương tích gãy cổ… Tuy nhiên, ngay sau khi báo đăng mới phát hiện có rất nhiều chi tiết không đúng, như: không hề có chuyện gãy cổ, thương tích cũng không như báo miêu tả, việc con giữ mẹ theo nhiều nhân chứng, chính quyền địa phương thì vì lý do khác chứ không phải để bố đánh… Tóm lại, các thông tin đều trong tình trạng còn phải thẩm tra, thế nhưng người viết đã vội quăng lên báo mạng như một sự khẳng định. Việc làm vô trách nhiệm này dẫn đến hệ quả rất xấu là người con trai bị đuổi việc, bị cộng đồng mạng dọa giết, bị phỉ nhổ…
Vụ việc chưa lắng, lại có thêm liên tiếp nhiều sự kiện thông tin mạng đưa sai như vụ “cô gái hóa điên vì bị phụ tình”, sau kiểm chứng thấy vô lý! Rồi câu chuyện về người phụ nữ bất hạnh có hoàn cảnh khó khăn đang bán hàng ở bên Hồ Gươm đã khiến bao nhiêu bạn đọc xúc động, có rất nhiều người ghé lại cho tiền giúp đỡ. Thế nhưng, chỉ vài ngày sau, người ta bất ngờ khi lại có thông tin khác rằng nhân vật này không khổ như báo viết, tiền thu được dùng để đi đánh đề…
Điều đáng nói là các sai sót kể trên đều có hai điểm chung, đầu tiên là sự vô trách nhiệm của người lấy thông tin. Thông tin thu được không hề qua kiểm tra, xác minh, thậm chí còn tự bịa thêm thông tin. Điểm thứ hai là hầu hết các bài báo trên đều xuất hiện trên báo mạng. Điều này đã được cảnh báo từ trước khi xuất hiện sự bùng nổ báo chí qua mạng, số lượng báo tăng cao, cố gắng thu hút bạn đọc bằng các thông tin giật gân… Những nguyên nhân đó đã dẫn đến một số báo mạng đã trở thành nơi dễ dãi cho xuất hiện các thông tin sai sự thật, lệch lạc về quan điểm thẩm mỹ, gây tác hại không nhỏ cho xã hội.
Tình hình báo động đến mức vừa qua Bộ Thông tin và Truyền thông đã phải vào cuộc, xem xét xử lý các trường hợp đưa thông tin sai nhằm chấn chỉnh lại hoạt động của hệ thống báo chí trên mạng hiện nay.
Đầu tiên là vụ “bố chồng con dâu” được đăng trên một tờ báo mạng với đầy đủ tên tuổi, địa chỉ. Một số trang báo mạng khác còn nhanh nhẩu cập nhật thông tin như phỏng vấn người thân trong gia đình, hàng xóm, chính quyền địa phương… Thông tin này ngay lập tức gây xôn xao dư luận, làm nổ ra các ý kiến phê phán về “thực trạng đạo đức kinh tởm” hiện nay. Địa phương được nêu trong thông tin cũng trở nên căng thẳng, nhiều người kéo đến hỏi thông tin, các gia đình có hoàn cảnh giông giống như báo mạng miêu tả được đặc biệt chú ý với đủ mọi lời đồn đoán gây náo loạn tại địa phương.
Thế nhưng, sau đó mọi chuyện bắt đầu sáng tỏ dần, đầu tiên là đại diện công an xã khẳng định không hề có sự việc như vậy xảy ra tại địa phương, bệnh viện tỉnh cũng khẳng định không hề có trường hợp như thế đưa vào đây. Cuối cùng mọi chuyện rõ như ban ngày và bạn đọc sửng sốt khi biết nguồn gốc của thông tin, phóng viên đã nghe ba chớp ba nháng rồi lập tức “sáng tạo” ra các chi tiết phụ, biến thành một bản tin báo chí có đầu đũa hẳn hòi, y như thật. Một số trang mạng khác thấy có yếu tố hút mạnh bạn đọc đã sao chép lại và còn “sáng tạo” lâm ly ai oán thêm nữa để thành những bài báo giật gân.
Vụ “bố chồng con dâu” chưa xong thì lại đến vụ “con giữ mẹ cho bố đánh gãy cổ”. Từ một mâu thuẫn trong gia đình, người mẹ phải nhập viện, phóng viên đến hỏi người mẹ xong về viết ngay một bài báo với các chi tiết hết sức giật gân như con ghét mẹ, chồng bồ bịch ra sao, thương tích gãy cổ… Tuy nhiên, ngay sau khi báo đăng mới phát hiện có rất nhiều chi tiết không đúng, như: không hề có chuyện gãy cổ, thương tích cũng không như báo miêu tả, việc con giữ mẹ theo nhiều nhân chứng, chính quyền địa phương thì vì lý do khác chứ không phải để bố đánh… Tóm lại, các thông tin đều trong tình trạng còn phải thẩm tra, thế nhưng người viết đã vội quăng lên báo mạng như một sự khẳng định. Việc làm vô trách nhiệm này dẫn đến hệ quả rất xấu là người con trai bị đuổi việc, bị cộng đồng mạng dọa giết, bị phỉ nhổ…
Vụ việc chưa lắng, lại có thêm liên tiếp nhiều sự kiện thông tin mạng đưa sai như vụ “cô gái hóa điên vì bị phụ tình”, sau kiểm chứng thấy vô lý! Rồi câu chuyện về người phụ nữ bất hạnh có hoàn cảnh khó khăn đang bán hàng ở bên Hồ Gươm đã khiến bao nhiêu bạn đọc xúc động, có rất nhiều người ghé lại cho tiền giúp đỡ. Thế nhưng, chỉ vài ngày sau, người ta bất ngờ khi lại có thông tin khác rằng nhân vật này không khổ như báo viết, tiền thu được dùng để đi đánh đề…
Điều đáng nói là các sai sót kể trên đều có hai điểm chung, đầu tiên là sự vô trách nhiệm của người lấy thông tin. Thông tin thu được không hề qua kiểm tra, xác minh, thậm chí còn tự bịa thêm thông tin. Điểm thứ hai là hầu hết các bài báo trên đều xuất hiện trên báo mạng. Điều này đã được cảnh báo từ trước khi xuất hiện sự bùng nổ báo chí qua mạng, số lượng báo tăng cao, cố gắng thu hút bạn đọc bằng các thông tin giật gân… Những nguyên nhân đó đã dẫn đến một số báo mạng đã trở thành nơi dễ dãi cho xuất hiện các thông tin sai sự thật, lệch lạc về quan điểm thẩm mỹ, gây tác hại không nhỏ cho xã hội.
Tình hình báo động đến mức vừa qua Bộ Thông tin và Truyền thông đã phải vào cuộc, xem xét xử lý các trường hợp đưa thông tin sai nhằm chấn chỉnh lại hoạt động của hệ thống báo chí trên mạng hiện nay.
Theo SGGP
Bình luận (0)