Theo các chuyên gia khảo cổ, tàu cổ đắm ở Bình Châu (Quảng Ngãi) là con tàu cổ thứ 6 trong vùng biển Việt Nam. 5 tàu cổ (đã khai quật ở vùng biển các tỉnh Quảng Nam, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau, Bình Thuận, Kiên Giang) đều nằm sâu dưới biển 30 – 70 m nên việc khai quật, trục vớt cổ vật hết sức khó khăn.
Trong khi đó, con tàu cổ đắm ở Bình Châu nằm rất gần bờ, chỉ bị vùi lấp dưới biển 3,5 – 4 m nên việc trục vớt cổ vật như trên cạn là điều kiện lý tưởng cho các nhà khoa học trực tiếp sờ vào hiện vật, nghiên cứu sâu về vỏ tàu cổ.
Việc khai quật tàu cổ đắm ở vùng biển Bình Châu giúp các chuyên gia khảo cổ lần đầu tiên được nghiên cứu sâu về vỏ tàu – Ảnh: Hiển Cừ |
Theo các chuyên gia khảo cổ, so với 5 con tàu cổ đắm trên vùng biển VN đã khai quật được, con tàu cổ đắm ở Bình Châu có nhiều điểm khác biệt nhất là hệ thống bánh lái, vách ngăn chắc chắn, các loại hình hiện vật khai quật, trục vớt mang lại cho các chuyên gia khảo cổ học trong nước những nhận thức mới về đồ gốm sứ thế kỷ 13, nhất là loại hình, men, hoa văn trang trí; có mẫu để so sánh, giám định cổ vật của các con tàu đắm khác.
Đây là những tài liệu, hiện vật đặc biệt quan trọng đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa VN.
Các nhà khảo cổ học cho rằng kết quả khai quật tàu cổ đắm ở Bình Châu còn đóng góp lớn vào việc nghiên cứu con đường tơ lụa trên biển Đông trong nhiều thế kỷ trước đây.
theo TNO
Bình luận (0)