Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị xem xét về điểm sàn trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay.
Không chỉ có các trường ngoài công lập, nhiều trường ĐH công lập không chờ điểm sàn của Bộ đã phải lên phương án tuyển nguyện vọng 2 (NV2), chỉ vì lí do: Nếu mức điểm sàn bằng năm trước, khả năng nhiều trường sẽ không tuyển đủ chỉ tiêu
Chấp nhận điểm chuẩn sát điểm sàn
Từ kết quả thi của nhiều trường công lập cho thấy, năm nay, rất có thể ở nhiều khoa trong các trường “top” 2 sẽ lấy điểm chuẩn sát điểm sàn nếu điểm sàn của Bộ không giảm.
Ông Trần Hữu Viên, Hiệu trưởng Trường ĐH Lâm nghiệp cho biết: Điểm thi của thí sinh năm nay thấp hơn năm trước. Dự kiến điểm chuẩn vào trường năm 2011 tương đương với năm trước, trong đó có ngành bằng điểm sàn. Và trường cũng dành nhiều chỉ tiêu xét tuyển NV2.
Tại trường ĐH Thành Đô, ông Ngô Xuân Hà, Phó Hiệu trưởng nhà trường cũng nói, điểm chuẩn nhà trường chỉ lấy bằng điểm sàn của Bộ, từ 13- 15 điểm và dành nhiều chỉ tiêu để xét tuyển NV2.
Tương tự ông Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội khẳng định: “Trường lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn của Bộ”.
Trường ĐH Thủy Lợi nằm trong nhóm trường có “uy tín”, nhưng ông Nguyễn Quang Kim, Hiệu trưởng cho biết: Trường dự kiến điểm chuẩn năm nay là 15 (chỉ hơn điểm sàn khoảng 1 điểm). Phương án lấy nguồn tuyển từ NV2 cũng được nhiều trường tính đến từ khi có điểm thi.
ĐH Sư phạm Hà Nội dành khoảng 100 chỉ tiêu cho NV2 để đảm bảo chất lượng đầu vào.
Chấp nhận điểm chuẩn sát điểm sàn
Từ kết quả thi của nhiều trường công lập cho thấy, năm nay, rất có thể ở nhiều khoa trong các trường “top” 2 sẽ lấy điểm chuẩn sát điểm sàn nếu điểm sàn của Bộ không giảm.
Ông Trần Hữu Viên, Hiệu trưởng Trường ĐH Lâm nghiệp cho biết: Điểm thi của thí sinh năm nay thấp hơn năm trước. Dự kiến điểm chuẩn vào trường năm 2011 tương đương với năm trước, trong đó có ngành bằng điểm sàn. Và trường cũng dành nhiều chỉ tiêu xét tuyển NV2.
Tại trường ĐH Thành Đô, ông Ngô Xuân Hà, Phó Hiệu trưởng nhà trường cũng nói, điểm chuẩn nhà trường chỉ lấy bằng điểm sàn của Bộ, từ 13- 15 điểm và dành nhiều chỉ tiêu để xét tuyển NV2.
Tương tự ông Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội khẳng định: “Trường lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn của Bộ”.
Trường ĐH Thủy Lợi nằm trong nhóm trường có “uy tín”, nhưng ông Nguyễn Quang Kim, Hiệu trưởng cho biết: Trường dự kiến điểm chuẩn năm nay là 15 (chỉ hơn điểm sàn khoảng 1 điểm). Phương án lấy nguồn tuyển từ NV2 cũng được nhiều trường tính đến từ khi có điểm thi.
ĐH Sư phạm Hà Nội dành khoảng 100 chỉ tiêu cho NV2 để đảm bảo chất lượng đầu vào.
Nhiều thí sinh háo hức chờ điểm thi tuyển sinh
Ông Lê Mỹ Tú, Hiệu trưởng Học viện Kỹ thuật Mật mã cho biết: “Mặt bằng điểm thi năm nay cao hơn năm trước. Dự kiến điểm chuẩn cao hơn khoảng 0,5- 1 điểm. Trường sẽ dành chỉ tiêu xét tuyển NV2”.
ĐH Điện lực cũng dành khoảng 150 – 200 chỉ tiêu NV2. Học viện Báo chí tuyên truyền cũng dành chỉ tiêu xét tuyển NV2
Trường ĐH Mỏ – Địa chất cũng có nhiều ngành dự kiến điểm chuẩn từ 15 điểm trở lên. Trường sẽ dành nhiều chỉ tiêu xét tuyển NV2 để thu hút những thí sinh điểm cao vào trường.
Ông Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng trường ĐH Dân lập Hải Phòng cho biết: Trường đang trông chờ vào NV2.
Nhiều trường sẽ áp dụng điều 33 trong quy chế tuyển sinh
Tại điều 33 của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ có quy định như sau về khung điểm ưu tiên: Khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh. Theo đó, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,5; Đối với các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng được phép lớn hơn 1,0 điểm nhưng không quá 2,0 điểm để số thí sinh trúng tuyển là người dân tộc thiểu số đạt tỷ lệ cần thiết; Đối với các trường ĐH, CĐ được giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo theo địa chỉ sử dụng và đối với những trường có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho địa phương được phép định điểm trúng tuyển theo tỉnh, huyện, vùng với mức chênh lệch điểm giữa các tỉnh, huyện (điểm chênh lệch khu vực) lớn hơn 0,5 nhưng không quá 2,0 điểm để tuyển đủ chỉ tiêu đã được giao.
Trên thực tế là năm 2010, nhiều trường ĐH đã xin Bộ áp dụng điều 33. Tức là các trường căn cứ vào điểm thi và nguồn tuyển để “xin phép” Bộ trong việc sử dụng mức chênh lệch điểm giữa các nhóm đối tượng khu vực và đối tượng ưu tiên. Thực tế đây cũng là một hình thức hạ điểm chuẩn.
Những ĐH vùng như : ĐH Tây Bắc, ĐH Tây Nguyên, một số trường khu vực Tây Nam Bộ những năm trước vẫn thường phải xin được phép áp dụng điều 33 này. Nhiều khả năng trong năm nay, không chỉ các ĐH vùng, mà cả các trường ĐH công lập và ngoài công lập cũng phải sử dụng phương án này để có thể có thêm nguồn tuyển.
Ông Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng trường ĐH Dân lập Hải Phòng cho biết: Trường đang trông chờ vào NV2.
Nhiều trường sẽ áp dụng điều 33 trong quy chế tuyển sinh
Tại điều 33 của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ có quy định như sau về khung điểm ưu tiên: Khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh. Theo đó, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,5; Đối với các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng được phép lớn hơn 1,0 điểm nhưng không quá 2,0 điểm để số thí sinh trúng tuyển là người dân tộc thiểu số đạt tỷ lệ cần thiết; Đối với các trường ĐH, CĐ được giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo theo địa chỉ sử dụng và đối với những trường có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho địa phương được phép định điểm trúng tuyển theo tỉnh, huyện, vùng với mức chênh lệch điểm giữa các tỉnh, huyện (điểm chênh lệch khu vực) lớn hơn 0,5 nhưng không quá 2,0 điểm để tuyển đủ chỉ tiêu đã được giao.
Trên thực tế là năm 2010, nhiều trường ĐH đã xin Bộ áp dụng điều 33. Tức là các trường căn cứ vào điểm thi và nguồn tuyển để “xin phép” Bộ trong việc sử dụng mức chênh lệch điểm giữa các nhóm đối tượng khu vực và đối tượng ưu tiên. Thực tế đây cũng là một hình thức hạ điểm chuẩn.
Những ĐH vùng như : ĐH Tây Bắc, ĐH Tây Nguyên, một số trường khu vực Tây Nam Bộ những năm trước vẫn thường phải xin được phép áp dụng điều 33 này. Nhiều khả năng trong năm nay, không chỉ các ĐH vùng, mà cả các trường ĐH công lập và ngoài công lập cũng phải sử dụng phương án này để có thể có thêm nguồn tuyển.
Theo Thủy Fan
(PL&XH)
Bình luận (0)