Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Tuyển sinh ĐH, CĐ 2009

Tạp Chí Giáo Dục

 

“Bí kíp” làm tốt bài thi môn văn

Thí sinh xem lại đề thi trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2008. Ảnh: T.Tr

Môn văn có mặt trong phần lớn các khối thi tuyển sinh ĐH, CĐ: C, D, H, V. Thế nhưng, làm tốt được một bài văn là điều mà không phải ai cũng có thể. Không riêng gì hai khối H, V, nhiều bạn thí sinh (TS) khối C và D cũng hết sức chật vật với môn này. Vậy, đâu là giải pháp tháo gỡ khó khăn? Xin đưa ra một vài lời khuyên để phần nào giúp các bạn thí sinh đỡ phải vất vả khi làm bài.
1. Nắm vững kiến thức cơ bản và phương pháp làm bài
Kiến thức cơ bản trong kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ là chương trình học phổ thông. Cụ thể là chương trình lớp 12 và một số tác phẩm trong chương trình lớp 11. Đọc tác phẩm ít nhất hai lần (đối với văn xuôi), hay học thuộc (đối với thơ) sau đó tìm hiểu nội dung là điều rất cần thiết. Những thao tác đầu tiên này sẽ giúp TS tự tin hơn khi làm bài. Không có TS nào có thể làm tốt bài văn đối với tác phẩm mà mình chưa hề đọc tới hay nắm bắt nội dung một cách mù mờ. Cần nắm được: tác phẩm này là của ai, ra đời như thế nào, chủ đề gì và nội dung gồm những gì. Phải xây dựng phương pháp làm bài ngay từ khi còn học để tránh làm sai yêu cầu của đề thi.
2. Đọc kĩ và xác định yêu cầu của đề thi
Lời nhắc nhở này luôn là câu cửa miệng của các thầy cô và bậc phụ huynh đối với các TS. Điều này tưởng chừng như rất đơn giản nhưng cũng không có ít trường hợp đã phải “dở khóc, dở cười” vì làm lạc đề hay viết lan man, không làm nổi bật nội dung cần diễn đạt. Do đó, khi nhận đề thi, TS cần đọc kĩ đề, đọc đi đọc lại nhiều lần, có thể gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng, nhất là với những đề thi có định hướng.
Vd 1: Phân tích vẻ đẹp tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống ở các nhân vật: Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân) (Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ môn Văn, khối D, năm 2005).
Đây là dạng đề phân tích nhân vật nhưng chỉ ở một vài khía cạnh nhất định. Nội dung cần chú ý là vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống của ba nhân vật: Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ. Nếu không nắm bắt được yêu cầu của đề, TS sẽ dễ sa vào phân tích truyện Vợ nhặt hoặc phân tích nhân vật. Làm như vậy, bài viết sẽ lan man, xa rời trọng tâm, không đạt yêu cầu.
Vd 2: Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận để làm nổi bật vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiên đại (Đề thi tuyển sinh môn Văn, khối D, năm 2007)
Đề yêu cầu phân tích bài thơ nhưng có định hướng: làm nổi bật vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ. Hiểu điều này, TS sẽ xác định cách triển khai phân tích làm sao để bảo đảm yêu cầu của đề. Hoặc phân tích bài thơ Tràng giang rồi rút ra vẻ đẹp cổ điển và hiện đại, hoặc phân tích theo hai phương diện vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại.
3. Vạch ý và có sự phân bố thời gian hợp lý
Không ít TS khi nhận đề và đọc đề xong là bắt tay vào làm ngay, không vạch ra các ý cơ bản để triển khai cũng như không phân bố thời gian cho từng phần cho từng câu hỏi trong đề thi, mất nhiều thời gian cho câu kiểm tra kiến thức. Điều này dẫn đến tình trạng càng về sau, TS càng lúng túng do thiếu thời gian. Nhiều bài làm rơi vào tình trạng “đầu voi, đuôi chuột”. Thậm chí, không ít trường hợp TS đang viết say sưa, nghe giám thị báo sắp hết giờ làm bài, vội vàng “nói tóm lại” mà không biết “tóm lại” cho cái gì.
4. Chọn câu đúng với chương trình mình học
Đối với những câu hỏi thuôc phần riêng (gồm hai câu nhưng TS chỉ được chọn một trong hai), TS nên chọn câu hỏi thuộc phần mà mình đã được học. Không nên làm cả hai câu vì vừa mất thời gian vừa bị mất điểm. Bởi nếu TS làm cả hai câu, cán bộ chấm thi sẽ chỉ chấm bài làm trước trong phần tự chọn theo bài làm của TS (theo thứ tự bài làm) sau đó trừ 50% điểm toàn bài thi. Như vậy, TS sẽ rất thiệt thòi.
5. Trình bày sạch sẽ, rõ ràng
Ấn tượng đầu tiên đối với người chấm thi đó là cách trình bày bài thi. Bài thi trình bày sạch sẽ, rõ ràng sẽ dễ chiếm được cảm tình của người chấm. TS nên chú ý chấm câu và chấm xuống dòng đúng chỗ, hạn chế tối đa việc tẩy xóa trong bài thi. Đặc biệt, TS cần chú tâm tới chữ viết trong bài. Chữ viết có thể không đẹp nhưng yêu cầu phải rõ ràng và dễ đọc. Nhiều TS viết chữ quá nhỏ, “dây cà, dây muống” dính vào nhau. Hãy thử tưởng tượng, trời nắng nóng, phòng thi lại ngột ngạt, căng thẳng thì có ai lại không bực mình khi chấm phải những bài như vậy?
6. Đưa cái “tôi” vào trong bài làm
Mỗi người đều có cách làm bài văn của riêng mình. Nhiều TS đọc sách tham khảo, ghi nhớ những câu văn hay sau đó đưa vào bài làm của mình. Đó cũng là một cách học tốt. Nhưng TS nên biết biến cái “của người ta” thành cái riêng của mình, để khi chấm thi, giám khảo sẽ không phải thắc mắc “câu này đã được đọc ở đâu rồi”. Hơn nữa, khi đưa cái tôi của mình vào bài văn, mạch suy nghĩ sẽ được khơi sâu, TS sẽ viết ra những câu văn theo cách cảm nhận của riêng mình. Bài văn cũng vẫn những nội dung đó nhưng không bị khô cứng, trùng lặp mà trái lại sẽ mang đâm phong cách của người viết.
7. Sử dụng dẫn chứng linh hoạt
Bài văn thuyết phục người đọc bởi dẫn chứng. Do đó, sử dụng dẫn chứng cũng là một điểm nhấn làm nên sức hấp dẫn cho bài văn… Dẫn chứng có thể được dẫn trực tiếp hay gián tiếp tùy thuộc vào cách viết của từng TS. Khi sử dụng yếu tố này, TS nên chọn lọc kĩ càng để tránh sử dụng những chi tiết không thật cần thiết. Ngoài ra, TS có thể vận dụng thêm những dẫn chứng ngoài tác phẩm để tăng thêm tính thuyết phục cho bài văn.
TS. Trần Thị Mai Nhân

 

Bình luận (0)

Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tuyển sinh ĐH – CĐ 2009

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày mai (10-3) bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký dự thi
(GD TP.HCM): – Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có văn bản hướng dẫn công tác tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN năm 2009. Theo đó HS đang học lớp 12 tại trường nào thì nộp hồ sơ, lệ phí ĐKDT tại trường đó. Các đối tượng khác nộp hồ sơ tại trung tâm GDTX, bồi dưỡng văn hóa hoặc tại Sở GD-ĐT. Thời gian nộp: từ ngày 10-3 đến 10-4 (hệ TCCN từ 25-3 đến 30-5). Hết thời gian này, thí sinh (TS) nộp trực tiếp cho các trường ĐH, CĐ từ 11 đến 17-4.
TS tự do có thể mua hồ sơ ở số 32 C Trương Định, quận 3, với giá 1.500 đồng/ bộ.
Các TS có nguyện vọng 1 học tại trường ĐH, CĐ không tổ chức thi hoặc các hệ CĐ của trường ĐH nộp thêm 1 bản photocopy mặt trước của tờ phiếu ĐKDT số 1.
TS học theo chương trình phân ban thí điểm hoặc không phân ban đều được quyền ĐKDT vào một trong các khối A, B, C, D hoặc các khối năng khiếu.
Giấy báo dự thi được phát từ ngày 30-5 đến 5-6. 
P.L