Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Tuyển sinh ĐH, CĐ 2009: Chỉ tiêu tuyển mới sẽ tăng 12%

Tạp Chí Giáo Dục

Dự kiến chỉ tiêu tuyển mới đào tạo năm 2009 của ĐH, CĐ tăng 12%, trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) tăng 17%. Năm 2009, Bộ GD-ĐT sẽ đưa dần tiêu

Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2008 tại Sở GD-ĐT TPHCM. Ảnh: MAI HẢI

chí về đất đai, diện tích cơ sở vật chất, phục vụ đào tạo vào xác định tỷ lệ tăng chỉ tiêu tuyển sinh. Tuy nhiên, các trường ĐH “top dưới” cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tuyển đủ chỉ tiêu khi thực hiện quy định mới về giảm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng.

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long, năm 2009, sẽ tiếp tục lấy tiêu chí số sinh viên quy đổi trên một giảng viên làm căn cứ xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho từng trường.
Dự kiến chỉ tiêu tuyển mới đào tạo năm 2009 của ĐH, CĐ tăng 12%, TCCN tăng 17%. Riêng đối với những cơ sở đào tạo trong 2 năm 2007-2008 đã thực hiện tuyển sinh vượt quá 20% số chỉ tiêu xác định ban đầu, các bộ, ngành liên quan có đánh giá và kiểm tra cụ thể việc xác định chỉ tiêu năm 2009 của các cơ sở đó.
Năm 2009, Bộ GD-ĐT sẽ đưa dần tiêu chí về đất đai, diện tích cơ sở vật chất, phục vụ đào tạo vào xác định tỷ lệ tăng chỉ tiêu tuyển sinh.
Thứ trưởng Bành Tiến Long cũng cho biết: Với các trường ĐH, nhất là các trường không có truyền thống đào tạo TCCN sẽ điều chỉnh theo hướng giảm dần từ 2009 đến năm 2012 (mỗi năm giảm từ 15% đến 20%) để tập trung vào nhiệm vụ chính là đào tạo bậc ĐH và sau ĐH. Ngoài ra, việc xác định chỉ tiêu đào tạo TCCN còn căn cứ vào các hợp đồng đào tạo theo địa chỉ để đáp ứng nhu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp sử dụng lao động
Một trong những chủ trương của Bộ GD-ĐT là gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, đào tạo theo địa chỉ, theo hợp đồng và ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực cho các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn: miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ. Tuy nhiên, chủ trương này được nhiều trường ĐH đang đóng tại vùng kinh tế khó khăn đánh giá là khó thực hiện với quy định giảm khung điểm ưu tiên đối tượng và khu vực
Theo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2009, đối với các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng được phép lớn hơn 1,0 điểm, nhưng không quá 1,5 điểm. Với các trường dành chỉ tiêu tuyển sinh để đào tạo theo địa chỉ sử dụng và các trường có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho địa phương thì mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các khu vực được phép lớn hơn 0,5 điểm, nhưng không quá 1,0 điểm để tuyển đủ chỉ tiêu được giao.
Như vậy, so với năm 2008, khung điểm ưu tiên đã giảm tới 50%. Theo Bộ GD-ĐT, việc điều chỉnh này nhằm khống chế các trường không hạ quá thấp điểm chuẩn đầu vào, đảm bảo chất lượng đào tạo bởi trong mùa tuyển sinh 2008, nhiều trường đã vận dụng Điều 33 của Quy chế tuyển sinh để xác định trúng tuyển quá thấp như ĐH Dân lập Cửu Long: 6,5 điểm/3 môn; ĐH Yersin: 5 điểm/3 môn …
Tuy nhiên, theo ông Phạm Bá Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Yersin (Đà Lạt), chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không chỉ phụ thuộc điểm chuẩn đầu vào mà phần lớn do những nỗ lực giảng dạy của trường (cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo…) nhằm tạo ra nguồn nhân lực được xã hội chấp nhận.
“Với quy định mới này, các trường đóng ở những vùng, miền có điều kiện kinh tế khó khăn sẽ càng khó tuyển hơn” – Hiệu trưởng Phạm Bá Phong nhận định. Năm 2008, với khung điểm ưu tiên nới rộng như vậy (thí sinh được cộng tối đa tới 8 điểm), ĐH Yersin cũng chỉ tuyển được 1.100 sinh viên trên tổng số 1.300 chỉ tiêu được giao. 
VIỆT LAN (SGGP)

Bình luận (0)