Y tế - Văn hóaThư giãn

Inrasara nói về Chăm Pa

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
 Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm có hai buổi diễn thuyết về lịch sử của ba vương quốc cổ đại làm nên đất nước Việt Nam ngày nay.
 
Nhà thơ Inrasara – Ảnh: XUÂN THỦY
Lúc 18g30 ngày 8/4, ông sẽ nói chuyện với sinh viên ĐH Hoa Sen và những người quan tâm về sự đóng góp của dân tộc Chăm vào nền văn hóa đại đồng Việt Nam, từ văn hóa biển cổ đại của Vương quốc Chăm Pa (từ thế kỷ VII đến năm 1832), sự kết nối giữa Chăm Pa với Nhật Bản, Mã Lai, đến những câu chuyện quanh địa danh Harok Kah hay đức lý “không tham lam chiếm hữu cái không phải của mình” của vua Chế Bồng Nga. Buổi này có tên gọi Sự bí ẩn Chăm, một hành trình cổ xưa, diễn ra tại Phòng NZ0903 (lầu 9), ĐH Hoa Sen, 8 Nguyễn Văn Tráng, Q.1, TP.HCM.
Tiếp đó, nhà thơ Phú Trạm (tên thật của Inrasara, ảnh trái) sẽ trình bày về vai trò của Hồi giáo trong tinh thần cởi mở của người Chăm. Ở họ, đức tin Bà-la-môn (Ấn giáo cổ) và Phật giáo và Hồi giáo chung sống hòa hợp. Ông cũng đề cập đến mối tương quan giữa kiến trúc với thái độ con người, về những câu chuyện buôn bán xưa của “digan Đông Nam Á”, đặt nghi vấn về lý do người Chăm ưa thích buôn bán nhưng lại thiếu hiệu quả. Tinh thần mở – Hồi giáo Chăm ở Việt Nam, tên buổi này, sẽ diễn ra lúc 18g30 ngày 10/4 tại Phòng NZ0204 (lầu 2), vẫn ở địa chỉ trên.
Inrasara sinh năm 1957 tại Chakleng (Ninh Thuận), làng Chăm cổ nhất, là đứa con Chăm sống và viết giữa hai dòng văn hóa Chăm – Việt. Làm thơ và sưu tầm văn học dân tộc từ thuở trung học, mãi đến tuổi tứ thập ông mới in công trình nghiên cứu đầu tiên: Văn học Chăm I – khái luận (1994, Giải thưởng CHCPI của ĐH Sorbonne) và in tập thơ đầu tay Tháp nắng (1996, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam).
Chương trình nằm trong loạt bài giảng Trí/Thức thuộc dự án liên ngành mang tên Nhận thức thực tại do Mạng lưới Quỹ Hoàng tử Claus (Hà Lan) và Sàn Art tổ chức. Vào cửa miễn phí.
Theo PNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)