Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Mật nhân chữa bá bệnh?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Khoa học đã xác định mật nhân là cây thuốc quý, có tác dụng đặc biệt trong việc tăng cường sức khỏe tình dục cho nam giới
Cây mật nhân còn gọi là cây bá bệnh hay bách bệnh, cây hậu phác nam…, tên khoa học Eurycoma longifolia Jack (Crassula pinnata Lour), thuộc họ thanh thất – Simaroubaceae, chi Eurycoma, mọc hoang trong những cánh rừng thưa vùng Đông Nam Á. Ở nước ta, cây mật nhân mọc ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Đây là loại cây đơn tính khác gốc (dioecious) nên mỗi cây chỉ trổ hoa đực hoặc hoa cái. Vỏ cây mật nhân chứa một chất đắng gọi là quasin, đã có công nghệ chiết xuất chất này để làm thuốc. Cây mật nhân cao 7-8 m, gặp đất tốt có thể cao hơn, có 2 nhánh vươn lên như hình chữ V. Mật nhân ra hoa từ tháng 3 đến tháng 11 hằng năm.
 
Thân cây và cả củ, rễ đều chắc, cứng. Những cây nhiều năm tuổi, bộ rễ nặng tới 10-15 kg. Đông y cho rằng mật nhân có vị đắng, tính mát, quy (đi vào) kinh can và thận, có tác dụng bổ dưỡng cho người bị khí huyết hư, gân xương đau nhức, tê chân tay, rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa tứ thời cảm mạo.
Cải thiện sức khỏe tình dục
Một số kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy cây mật nhân có công hiệu cải thiện chức năng sinh lý và tăng cường sức khỏe tình dục cho nam giới. Cụ thể là giúp cơ thể tăng tiết hormone giới tính nam (testosterone) một cách tự nhiên, kích thích sự hưng phấn, tăng cường khả năng sinh lý, giúp nam giới đẩy nhanh và duy trì trạng thái cường dương, đồng thời bổ sung năng lượng giúp cơ thể khỏe khoắn, sảng khoái sau khi hoạt động tình dục. Mật nhân còn giúp giảm stress, mệt mỏi, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa khối u, phòng chống lão hóa…
Khai thác cây mật nhân ở vùng núi huyện Sông Hinh – Phú Yên. Ảnh: HỒNG ÁNH
Bộ phận được sử dụng làm thuốc chủ yếu là rễ, vỏ và quả cây. Thành phần hóa học trong vỏ, rễ cây mật nhân có quasinoide, tritecpenoit, alcaloiit… giúp tăng năng lượng, sức bền cơ thể, tăng cường sinh lý, sức khỏe tình dục, điều hòa và làm ổn định huyết áp… Tại nhiều nước, mật nhân đã được bào chế dưới dạng thực phẩm chức năng. Vỏ, rễ cây mật nhân có vị rất đắng nên sử dụng làm thuốc tẩy giun, trị sốt rét, kiết lỵ, ngộ độc, đầy bụng, giải say rượu, dùng ngoài làm thuốc trị ghẻ lở…
Thuốc quý
Việc tìm thấy cây mật nhân tại Việt Nam là một tín hiệu khả quan cho nền đông dược nước nhà với triển vọng to lớn về ứng dụng cây thuốc quý này góp phần bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là tìm được giải pháp hiệu quả lâu dài giúp nam giới tăng cường sức khỏe sinh lý và duy trì bền vững hạnh phúc gia đình.
 
Tuy nhiên, đây không phải là cây chữa bá bệnh như lời đồn thổi. Thậm chí, một số loại thực phẩm chức năng đã lợi dụng tính chất tăng cường sinh lý của cây mật nhân để quảng cáo như sản phẩm Supai 99 – Tongkat Plus của Malaysia nhưng lại chứa hoạt chất của thuốc Viagra nên bị Bộ Y tế ra lệnh thu hồi khẩn cấp.
Tác dụng vượt trội của cây mật nhân đã được chứng nhận và công bố rộng rãi qua nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trên thế giới, chứng minh khả năng tăng cường sức khỏe tình dục cho nam giới. Các vận động viên đỉnh cao cũng thường dùng mật nhân như doping thiên nhiên để duy trì thể lực và ngay cả trong bài thuốc nổi tiếng của “vua voi” Ama Kông ở Tây Nguyên cũng có vị mật nhân.
Công ty TNHH một thành viên Dược Trung ương 3 cũng đã chế xuất thành công sản phẩm Centokat với 100% tinh chất từ rễ cây mật nhân 10 năm tuổi trở lên. Sản phẩm này được Bộ Y tế cấp phép sản xuất và đây cũng là sản phẩm đầu tiên được sản xuất trên dây chuyền hiện đại tiêu chuẩn quốc tế GMP-WHO.
Có thể khẳng định rằng mật nhân là cây thuốc quý. Nhưng thời gian vừa qua có nhiều tin đồn thổi về tác dụng của mật nhân nên ở các tỉnh miền Trung người ta lên rừng sâu lùng kiếm, khai thác vô tội vạ những cây mật nhân nhiều tuổi, nên nguy cơ bị tận diệt là rất lớn. Cây mật nhân phải cần được bảo vệ vì đó là nguồn dược liệu quý hiếm, có thể chữa được nhiều loại bệnh nhưng vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo.
Lưu ý: Không được dùng mật nhân cho phụ nữ có thai.
Cách ngâm rượu với cây mật nhân
Dùng rễ của cây mật nhân chặt nhỏ, phơi khô, sao vàng hạ thổ, ngâm rượu, mỗi lít ngâm khoảng 30 – 40 g, ngâm trong 20 ngày là dùng được. Liều dùng: 20 – 50 ml rượu mật nhân/ngày. Tùy theo nhu cầu điều trị, có thể ngâm riêng hay phối hợp với một số dược liệu khác nhằm giúp tăng hiệu quả điều trị. Những người không uống đắng được, có thể ngâm chung mật nhân với nho khô hay chuối khô nướng vàng.
Theo NLĐ

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)