Thiếu canxi ở trẻ em có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới cấu trúc xương, thần kinh và đặc biệt là chiều cao ở trẻ
Những giai đoạn dễ thiếu canxi
• Ngay từ trong bụng mẹ, phôi 6 tuần đã hình thành cột sống, thai 4 tháng đã xuất hiện mầm răng và đạt đủ 20 mầm khi được 6 tháng.
• Từ 1 đến 5 tuổi– số lượng tạo cốt bào lớn hơn lượng hủy cốt bào nên nhu cầu về canxi và vitamin D gia tăng.
Cho trẻ vận động ngoài trời để tận dụng lợi ích của ánh sáng thiên nhiên –
Ảnh: Shutterstock
• Đến tuổi dậy thì, quy trình phát triển bộ xương thực sự tăng hẳn tốc lực. 50% khối xương người lớn được hình thành trong giai đọan tuổi “thiếu niên” này. Đây là lúc các thiếu niên nam nữ cần đến rất nhiều chất vôi để xây dựng bộ xương chắc, mạnh.
Các dấu hiệu thiếu canxi
Thiếu canxi thường thấy ở những đứa trẻ thiếu vitamin D (cũng có khi thiếu cả Ca và P), ở trong nhà, ít được cho ra ánh sáng thiên nhiên với những dấu hiệu chậm phát triển chủ yếu là trên bộ xương, nhưng cũng ảnh hưởng lên tình trạng sức khỏe tổng quát gọi là bị còi xương. Bệnh lý này phát triển trên bộ xương, khiến các mô sụn ở xương tiếp tục phát triển nhưng không có được phosphat canxi nên xương không cứng, không dài ra được. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ phát ra đủ bộ các triệu chứng sau đây :
Thông tin thêm
• Nhu cầu canxi ở trẻ dưới 1 tuổi là 300mg/ngày, ở trẻ trên 1 tuổi là 500 mg/ngày, ở tuổi dậy thì là 700mg/ngày. • Các thức ăn giàu canxi: Cua đồng: 5.040mg/100g; Ốc nhồi: 1.357mg/100g; Tép: 910mg/100g; Tôm đồng: 161mg/100g; Trứng, sữa, vừng, đậu tương, rau ngót, rau muống, rau dền, rau bí. |
• Chậm phát triển chiều cao.
• Sau 6 tháng vòng đầu còn lớn hơn vòng ngực.
• Trán dô, các xương sọ nở phía trên, dưới áp lực phát triển của não.
• Lồng ngực có rãnh Harrison, dưới áp lực phát triển của các phủ tạng bên trong lồng ngực và biểu hiện “chuỗi tràng lồng ngực” = sụn nổi cục lên đầu các xương sườn.
• Đầu xương ống cần tay, cẳng chân phình ra rõ, do sụn đầu xương ống phát triển hơn xương.
• Sau 1 tuổi đi “chân chữ bát”, “chân vòng kiềng”.
• Thiếu máu do xương kém phát triển thì tủy xương cũng trễ nải trong chức năng tạo máu.
• Cơ bắp bị nhão, thành bụng yếu khiến bị “bụng ỏng” dưới áp lực phát triển của phủ tạng bên trong đẩy ra.
Làm gì để tránh tình trạng này ?
Để chiều cao có điều kiện phát triển tốt nhất thì nên sinh hoạt theo 4 nguyên tắc sau đây :
1. Quan tâm đến nhu cầu canxi của trẻ từ trước tuổi dậy thì (11 – 12 tuổi đối với con gái, 13 – 14 tuổi đối với con trai).
2. Tập môn thể dục thể thao nào có điều kiện duỗi dài cột sống, với tay lên cao … như bơi lội, xà ngang mỗi ngày từ nửa giờ đến 1 giờ. Tận dụng các môn tập ngoài trời để hưởng các lợi ích của ánh sáng thiên nhiên.
3. Ăn uống đầy đủ, chú ý đến những thức ăn giàu đạm, chất béo, chất vôi, sinh tố A và D điển hình là sữa bò tươi (nếu chưa quen uống sữa có thể làm quen bằng cách ăn yaourt dễ hấp thụ hơn, mỗi ngày trẻ từ 1 tuổi trở lên nên uống 2 – 3 ly) hoặc uống sữa đậu nành có bổ sung canxi. Ăn trứng (1 tuần từ 3 đến 7 trứng tươi, biết rõ nguồn gốc), rau cải xanh và trái cây tươi, nhất là loại có múi có tép cùng họ với cam quýt, bưởi .. sẽ đem lại dồi dào canxi cùng các nguyên liệu khác cần thiết cho tiến trình tăng trưởng.
4. Ngủ đủ : ít nhất là 8 giờ ban đêm và nên đi ngủ sớm (khoảng 21 giờ), dậy sớm (khoảng 5 giờ), ban ngày nên ngủ trưa chừng 1 giờ. Chính trong lúc ngủ say, ngủ sâu kích thích tố tăng trưởng được tuyến yên tiết ra, làm tăng thêm chiều cao và số cân nặng.
Bác sĩ Nguyễn Lân-Đính/TNO
Bình luận (0)