Đầu tháng 5-2014, nghệ sĩ hóa trang Trịnh Xuân Chính vừa từ Italia trở về sau khi kết thúc công việc trong bộ phim Italia mang tựa đề L’Oriana của đạo diễn Marco Turco.
L’Oriana là tên nhân vật chính, một nữ phóng viên chiến trường trẻ tuổi người Italia. Chị đã sang Việt Nam trong những năm 1960, trực tiếp có mặt ở chiến trường cung cấp những tin tức, những thước phim chân thực nhất về cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Tên tuổi và sự đóng góp về phương diện báo chí của L’Oriana cho đến hôm nay vẫn được nhiều người Italia nhắc tới.
Ở bộ phim này, nghệ sĩ Trịnh Xuân Chính đảm trách việc hóa trang gây hiệu quả đặc biệt – tức tạo hình những vết thương do bom đạn của 50 nhân vật lính Mỹ trong phim. Ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên, đạo diễn Marco Turco đã nhấn mạnh, L’Oriana là phim truyện nhưng đậm chất phóng sự nên càng đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt tính chân thực ở từng chi tiết nhỏ.
Khi thử thuốc làm máu giả do họa sĩ Trịnh Xuân Chính tự pha chế, đạo diễn Marco Turco khen ngợi và đồng ý ngay. Nhưng họa sĩ Trịnh Xuân Chính không biết rằng ông sẽ phải tạo vết thương giả cho tới 50 lính Mỹ nên chỉ pha chế đúng 1 lít máu giả. Đạo diễn Marco Turco phải cho lùi ngày bấm máy lại mấy hôm để kịp chuyển thêm 15 lít máu giả bằng đường máy bay từ Italia sang.
Phim được bấm máy tại một căn cứ Mỹ giả định trong thung lũng Madagui (Lâm Đồng). Đoàn làm phim dự kiến số cây sẽ bị bom đạn đốt cháy, trả tiền mua cây và đốt thật, chứ không sơn phết hắc ín như cách làm phim của Việt Nam. Những khẩu pháo Mỹ, đoàn làm phim mượn các đơn vị quân đội nhưng được sơn quét và “làm cũ” lại cho giống những khẩu pháo thời chiến tranh. 50 ông “Tây balô” sắm vai 50 lính Mỹ. Trang phục, quân phục của của 50 lính Mỹ đều được đặt hàng làm ở Italia.
Ở bộ phim này, nghệ sĩ Trịnh Xuân Chính đảm trách việc hóa trang gây hiệu quả đặc biệt – tức tạo hình những vết thương do bom đạn của 50 nhân vật lính Mỹ trong phim. Ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên, đạo diễn Marco Turco đã nhấn mạnh, L’Oriana là phim truyện nhưng đậm chất phóng sự nên càng đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt tính chân thực ở từng chi tiết nhỏ.
Khi thử thuốc làm máu giả do họa sĩ Trịnh Xuân Chính tự pha chế, đạo diễn Marco Turco khen ngợi và đồng ý ngay. Nhưng họa sĩ Trịnh Xuân Chính không biết rằng ông sẽ phải tạo vết thương giả cho tới 50 lính Mỹ nên chỉ pha chế đúng 1 lít máu giả. Đạo diễn Marco Turco phải cho lùi ngày bấm máy lại mấy hôm để kịp chuyển thêm 15 lít máu giả bằng đường máy bay từ Italia sang.
Phim được bấm máy tại một căn cứ Mỹ giả định trong thung lũng Madagui (Lâm Đồng). Đoàn làm phim dự kiến số cây sẽ bị bom đạn đốt cháy, trả tiền mua cây và đốt thật, chứ không sơn phết hắc ín như cách làm phim của Việt Nam. Những khẩu pháo Mỹ, đoàn làm phim mượn các đơn vị quân đội nhưng được sơn quét và “làm cũ” lại cho giống những khẩu pháo thời chiến tranh. 50 ông “Tây balô” sắm vai 50 lính Mỹ. Trang phục, quân phục của của 50 lính Mỹ đều được đặt hàng làm ở Italia.
Nghệ sĩ hóa trang Trịnh Xuân Chính và các diễn viên quần chúng sắm vai lính Mỹ trong bộ phim L’Oriana.
|
Muốn tạo mồ hôi, hoặc vấy bụi cát, vấy bùn đất trên tóc, trên mặt, trên trang phục của những người lính đều có những tuýp mỹ phẩm màu, được quấy kỹ bằng máy rồi phun lên những chỗ cần thiết. Điều này, nghệ sĩ hóa trang Trịnh Xuân Chính đã từng biết đến khi trực tiếp tham gia làm phim với các đạo diễn nước ngoài. Ông cho biết: “Những loại mỹ phẩm tạo ra máu, mồ hôi, bụi cát kia đều phải bảo đảm không gây độc hại cho da, cho đường hô hấp, đường ruột của diễn viên, lại có mùi thơm rất dễ chịu. Chúng được điều chế theo đúng công thức khoa học và những yêu cầu về mặt y học để bảo đảm sức khỏe cho diễn viên”.
Về “công nghệ hóa trang” ở Việt Nam, nghệ sĩ Xuân Chính cho biết: “Từ ngày ngành phim truyện Việt Nam ra đời đến nay, chưa hề có loại mỹ phẩm hóa trang nào như vậy. Những người làm điện ảnh nước ngoài sang làm phim ở nước ta đều ngạc nhiên về điều này. Anh chị em làm công tác hóa trang thường mày mò tự pha chế những loại mỹ phẩm đáp ứng ba yêu cầu của nghề hóa trang: đúng, giống và đẹp là tùy vào khả năng, sự hiểu biết hoặc vốn liếng tiền bạc của từng người. Cũng có người cẩn thận và kỹ càng hơn thì gửi mua mỹ phẩm ở nước ngoài. Nhưng đa số trường hợp là lấy nước thật, bùn thật, bụi cát thật bôi trát lên quần áo mặt mày…”.
Nghệ sĩ Trịnh Xuân Chính là chuyên gia hóa trang đầu tiên của điện ảnh Việt Nam được đào tạo bài bản, dài ngày ở nước ngoài. Và sau ông, không có một ai khác ra nước ngoài để học về hóa trang điện ảnh. Nghệ sĩ Xuân Chính nói: “Hóa trang góp phần không nhỏ khắc họa nên tính cách nhân vật, vẻ đẹp thẩm mỹ của bộ phim. Khâu hóa trang còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo nên tính chân thực của một tác phẩm điện ảnh. Chúng ta quen nói cần xây dựng một nền điện ảnh tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc nhưng khi khâu hóa trang điện ảnh còn ở mức “không có cá, lấy rau má làm trọng” như hiện nay, điện ảnh của chúng ta khó lòng đạt tới trình độ tiên tiến được”.
Về “công nghệ hóa trang” ở Việt Nam, nghệ sĩ Xuân Chính cho biết: “Từ ngày ngành phim truyện Việt Nam ra đời đến nay, chưa hề có loại mỹ phẩm hóa trang nào như vậy. Những người làm điện ảnh nước ngoài sang làm phim ở nước ta đều ngạc nhiên về điều này. Anh chị em làm công tác hóa trang thường mày mò tự pha chế những loại mỹ phẩm đáp ứng ba yêu cầu của nghề hóa trang: đúng, giống và đẹp là tùy vào khả năng, sự hiểu biết hoặc vốn liếng tiền bạc của từng người. Cũng có người cẩn thận và kỹ càng hơn thì gửi mua mỹ phẩm ở nước ngoài. Nhưng đa số trường hợp là lấy nước thật, bùn thật, bụi cát thật bôi trát lên quần áo mặt mày…”.
Nghệ sĩ Trịnh Xuân Chính là chuyên gia hóa trang đầu tiên của điện ảnh Việt Nam được đào tạo bài bản, dài ngày ở nước ngoài. Và sau ông, không có một ai khác ra nước ngoài để học về hóa trang điện ảnh. Nghệ sĩ Xuân Chính nói: “Hóa trang góp phần không nhỏ khắc họa nên tính cách nhân vật, vẻ đẹp thẩm mỹ của bộ phim. Khâu hóa trang còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo nên tính chân thực của một tác phẩm điện ảnh. Chúng ta quen nói cần xây dựng một nền điện ảnh tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc nhưng khi khâu hóa trang điện ảnh còn ở mức “không có cá, lấy rau má làm trọng” như hiện nay, điện ảnh của chúng ta khó lòng đạt tới trình độ tiên tiến được”.
Theo SGGP
Bình luận (0)