Y tế - Văn hóaThư giãn

Không thể đối xử tùy tiện với hoa hậu

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Đến giờ thì “số phận hoa hậu” của Triệu Thị Hà đã rõ khi Thanh tra Bộ VH-TT&DL chính thức bác bỏ đề xuất của Công ty CIAT (ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam) về việc tước vương miện của Hà.
Với khẳng định của đơn vị này “Pháp luật hiện hành chưa quy định về việc thu hồi danh hiệu hoa hậu” thì có nghĩa Hà vẫn là Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2011.
So với Lưu Thị Diễm Hương (Hoa hậu thế giới người Việt – HHTGNV 2010) thì có vẻ Triệu Thị Hà gặp may hơn. Thứ nhất là mức độ vi phạm (lỗi lầm của Hương được đánh giá là nặng hơn do Hương khai báo không trung thực tình trạng hôn nhân để lập hồ sơ tham dự một cuộc thi hoa hậu thế giới 2012, trong khi đó Hà chỉ vi phạm một số cam kết với CIAT trong các hoạt động “hậu hoa hậu”).
Thứ hai là cách xử lý vụ việc. Nếu đơn vị thụ lý hồ sơ của Diễm Hương (là Cục Nghệ thuật biểu diễn) đơn thuần dựa trên cảm nhận và ý chí chủ quan để chỉ đạo đại diện đơn vị tổ chức cuộc thi HHTGNV 2010 xử phạt bằng được người vi phạm thì đơn vị thụ lý hồ sơ của Triệu Thị Hà lại có cách làm hoàn toàn khác. Cụ thể, theo ý kiến của Thanh tra Bộ VH-TT&DL thì có thể hiểu là khi đề án cuộc thi cùng Nghị định 79/2012 của Chính phủ và Thông tư 03/2013 của Bộ VH-TT&DL không có hướng dẫn về trình tự, thủ tục tước danh hiệu của thí sinh đã đoạt giải tại một cuộc thi người đẹp thì câu trả lời phải dứt khoát là “không”!
Thứ ba là cách các đơn vị tổ chức cuộc thi kết thúc vụ việc. Mặc dù ngay từ đầu đã biết không thể xử lý gì được và chưa hề có đề nghị nào “gây hại” cho Diễm Hương (kiểu như CIAT dành cho Triệu Thị Hà) nhưng dường như bị sức ép, đại diện đơn vị tổ chức cuộc thi HHTGNV 2010 đã ra quyết định cảnh cáo Diễm Hương. Một quyết định không chỉ khiên cưỡng mà còn như nhận xét của nhiều người “công ty ấy lấy đâu ra quyền để cảnh cáo thí sinh cũ!”.
Bất nhất, tùy tiện là những từ cấm kỵ trong thực thi pháp luật để không làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, quyền lợi của công dân. Do vậy, Bộ VH-TT&DL cần sớm tính toán, ban hành những văn bản quy định hình thức chế tài các hoa hậu có sai phạm. Đó chính là tước hoặc trả vương miện (kèm theo trách nhiệm vật chất nếu cần) áp dụng cho các trường hợp bị đánh giá hoặc tự nhận thấy không còn xứng đáng, phù hợp (như hoa hậu Triệu Thị Hà đã từng đề đạt nhưng không được xem xét đến).
Theo PLO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)