Mặc dù Bộ Công Thương vừa khẳng định việc nhập khẩu muối không tác động xấu tới giá muối sản xuất trong nước, nhưng giá muối vẫn tiếp tục lao dốc gây nhiều áp lực, thách thức đối với diêm dân.
Nếu mức giá năm 2007 là 3.000đ/kg thì đến nay chỉ còn 600đ/kg.
Giá muối vẫn tiếp tục lao dốc gây nhiều áp lực đối với diêm dân.
Giá muối tụt dốc
Làng muối Quảng Phú (huyện Quảng Trạch) nằm dưới chân cầu Roòn với diện tích 110ha là làng muối duy nhất ở tỉnh Quảng Bình còn tồn tại. Với sản lượng bình quân hằng năm xấp xỉ 8.000 tấn/năm, là nguồn thu chính đối với hơn 400 hộ dân vốn là người trồng lúa, song không đủ ăn vì đất nhiễm mặn ở các thôn Phú Lộc 1, 2, 3, 4. Mọi năm, mùa hè là mùa làm ăn chính của diêm dân, có hộ gia đình đã phất lên nhờ muối, với mức doanh thu lên tới 200 triệu đồng/vụ.
Năm hạnh phúc nhất với diêm dân Quảng Phú là 2007, khi giá muối đạt mức 3.000 đồng/kg và tư thương chen nhau mua muối. Tuy nhiên, mức giá đó liên tục “đổ đèo” với mức giảm thảm hại trong những năm tiếp theo.
Năm 2008, mức giá rớt xuống 1.200 – 1.500 đồng/kg, năm 2009 chỉ còn 800 đồng/kg; còn năm nay, kể từ đầu vụ giá chỉ còn 600 đồng/kg mặc dù giá muối ở các chợ vẫn giữ mức 3.000 đồng/kg. Giá thấp, người dân còn chịu áp lực khác khi các diêm thương – thay vì cứ chiều chiều về tận chân ruộng cân muối như các năm trước – lại “bữa đực bữa cái”, có khi đến 3-4 ngày không về, khiến muối làm ra ứ đọng ngày này qua ngày khác.
Hiện chưa có nhiều diêm dân bỏ đồng muối, song giá muối thấp cộng với việc tiêu thụ bấp bênh khiến diêm dân hoang mang, không muốn đầu tư thêm. Hệ quả là sản lượng giảm, không có chi phí để tái đầu tư đồng muối.
Áp lực muối nhập hay bị ép giá?
Vì không chủ động được nguồn tiêu thụ sản phẩm, giá muối ở Quảng Phú thường thấp hơn so với mặt bằng chung. Đặc biệt, năm nay muối nhập khẩu nhiều, chất lượng tốt, giá rẻ nên muối trong nước khó tiêu thụ. Các diêm dân ở Quảng Phú cũng bán theo kiểu “mạnh ai nấy bán”.
Mặc dù Bộ Công Thương đã nhiều lần khẳng định: Muối nhập khẩu là loại muối có hàm lượng hóa chất mà trong nước chưa sản xuất được. Theo bộ này, hạn ngạch thuế quan muối năm 2010 là 260.000 tấn, trong đó có 180.000 tấn muối phục vụ công nghiệp, chỉ có 80.000 tấn phục vụ chế biến dân sinh.
Song hai tháng đầu năm 2010, đã có 75.000 tấn muối được nhập vào Việt Nam, trong đó chỉ có 20.000 tấn là theo đường hạn ngạch, còn 55.000 tấn nhập ngoài hạn ngạch. Việc này làm dấy lên lo ngại: Ai sẽ kiểm soát số muối ngoài hạn ngạch, chưa kể việc giám sát sử dụng muối trong hạn ngạch của các doanh nghiệp được nhập khẩu muối.
Chính phủ và các bộ hữu quan đã có những động thái để ngăn chặn sự ảnh hưởng của “làn sóng” nhập muối tới nền sản xuất muối trong nước. Song theo các chuyên gia: Để các chính sách này đạt hiệu quả kịp thời, các bộ cần triển khai nhanh chóng các biện pháp cụ thể, bởi vụ muối chính chỉ kéo dài tới tháng 7.
Đồng thời, những người làm muối cần tích cực tiếp cận thông tin để có được cách hiểu đúng về câu chuyện “muối nội, muối ngoại”, tránh bị tư thương ép giá.
Làng muối Quảng Phú (huyện Quảng Trạch) nằm dưới chân cầu Roòn với diện tích 110ha là làng muối duy nhất ở tỉnh Quảng Bình còn tồn tại. Với sản lượng bình quân hằng năm xấp xỉ 8.000 tấn/năm, là nguồn thu chính đối với hơn 400 hộ dân vốn là người trồng lúa, song không đủ ăn vì đất nhiễm mặn ở các thôn Phú Lộc 1, 2, 3, 4. Mọi năm, mùa hè là mùa làm ăn chính của diêm dân, có hộ gia đình đã phất lên nhờ muối, với mức doanh thu lên tới 200 triệu đồng/vụ.
Năm hạnh phúc nhất với diêm dân Quảng Phú là 2007, khi giá muối đạt mức 3.000 đồng/kg và tư thương chen nhau mua muối. Tuy nhiên, mức giá đó liên tục “đổ đèo” với mức giảm thảm hại trong những năm tiếp theo.
Năm 2008, mức giá rớt xuống 1.200 – 1.500 đồng/kg, năm 2009 chỉ còn 800 đồng/kg; còn năm nay, kể từ đầu vụ giá chỉ còn 600 đồng/kg mặc dù giá muối ở các chợ vẫn giữ mức 3.000 đồng/kg. Giá thấp, người dân còn chịu áp lực khác khi các diêm thương – thay vì cứ chiều chiều về tận chân ruộng cân muối như các năm trước – lại “bữa đực bữa cái”, có khi đến 3-4 ngày không về, khiến muối làm ra ứ đọng ngày này qua ngày khác.
Hiện chưa có nhiều diêm dân bỏ đồng muối, song giá muối thấp cộng với việc tiêu thụ bấp bênh khiến diêm dân hoang mang, không muốn đầu tư thêm. Hệ quả là sản lượng giảm, không có chi phí để tái đầu tư đồng muối.
Áp lực muối nhập hay bị ép giá?
Vì không chủ động được nguồn tiêu thụ sản phẩm, giá muối ở Quảng Phú thường thấp hơn so với mặt bằng chung. Đặc biệt, năm nay muối nhập khẩu nhiều, chất lượng tốt, giá rẻ nên muối trong nước khó tiêu thụ. Các diêm dân ở Quảng Phú cũng bán theo kiểu “mạnh ai nấy bán”.
Mặc dù Bộ Công Thương đã nhiều lần khẳng định: Muối nhập khẩu là loại muối có hàm lượng hóa chất mà trong nước chưa sản xuất được. Theo bộ này, hạn ngạch thuế quan muối năm 2010 là 260.000 tấn, trong đó có 180.000 tấn muối phục vụ công nghiệp, chỉ có 80.000 tấn phục vụ chế biến dân sinh.
Song hai tháng đầu năm 2010, đã có 75.000 tấn muối được nhập vào Việt Nam, trong đó chỉ có 20.000 tấn là theo đường hạn ngạch, còn 55.000 tấn nhập ngoài hạn ngạch. Việc này làm dấy lên lo ngại: Ai sẽ kiểm soát số muối ngoài hạn ngạch, chưa kể việc giám sát sử dụng muối trong hạn ngạch của các doanh nghiệp được nhập khẩu muối.
Chính phủ và các bộ hữu quan đã có những động thái để ngăn chặn sự ảnh hưởng của “làn sóng” nhập muối tới nền sản xuất muối trong nước. Song theo các chuyên gia: Để các chính sách này đạt hiệu quả kịp thời, các bộ cần triển khai nhanh chóng các biện pháp cụ thể, bởi vụ muối chính chỉ kéo dài tới tháng 7.
Đồng thời, những người làm muối cần tích cực tiếp cận thông tin để có được cách hiểu đúng về câu chuyện “muối nội, muối ngoại”, tránh bị tư thương ép giá.
Hà Bình / Lao Động
Bình luận (0)