Y tế - Văn hóaThư giãn

Đồ Rê Mí cũng “yêu”… rượu, thuốc lá!

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Gia đình tôi có con gái nhỏ tám tuổi, bé rất mê ca hát nên thường xem các chương trình (CT) ca nhạc dành cho thiếu nhi. Tôi và vợ luôn “túc trực” bên bé cùng theo dõi truyền hình để tránh cho con phải xem những CT chưa phù hợp với độ tuổi của mình.

So với những CT truyền hình thực tế về thiếu nhi khác đang rầm rộ như: Giọng hát Việt nhí, Vũ điệu tuổi xanh, Bước nhảy hoàn vũ nhí… thì Đồ Rê Mí (DRM) hồn nhiên, trong sáng và phù hợp với lứa tuổi của các em hơn. Không chỉ thế, DRM phần nào cũng làm hài lòng những khán giả lớn tuổi, là các bậc phụ huynh, người thân… bởi mức độ “sạch sẽ”, ít chiêu trò và hầu hết các bài hát được trình diễn đều là nhạc thiếu nhi đúng nghĩa.

Tuy nhiên, nhìn lại đêm bán kết vừa rồi, tôi cảm thấy có những điều chưa hay cho lắm. Cụ thể ở những màn hát đôi cùng nghệ sĩ nổi tiếng, có những bài hát dường như vượt quá tầm nhận thức, hiểu biết của các em nhỏ. Tuy đã tránh né chủ đề tình yêu đôi lứa nhưng những cô cậu bé tí tuổi đầu làm thế nào để hiểu được “Mỗi một tình yêu, mỗi một cuộc đời. Qua bao nhiêu thăng trầm lửa thử vàng mới nên người”?
Nhưng sốc nhất phải kể đến tiết mục giám khảo Đức Huy hát chung sáu em nhỏ lọt vô bán kết. Ông đã ôm đàn lên hát một sáng tác khá nổi tiếng của mình: Và tôi cũng yêu em. Có lẽ vị nhạc sĩ này chưa ý thức được rằng mình đang hát trong một CT thiếu nhi nên mới chọn một bài hát với đoạn điệp khúc lâm li “Và tôi cũng yêu em, yêu em rộn ràng, yêu em nồng nàn, yêu em chứa chan”.
Khó nghe nhất là những ca từ “Tôi yêu… bữa cơm canh cà và điếu thuốc” hay “Tôi yêu… đấu vui với bạn bè và ly rượu ngon” được phát ra từ miệng các em nhỏ. Tôi nghĩ không riêng vợ chồng mình mà còn rất nhiều những ông bố, bà mẹ giật mình thảng thốt khi nghe ca từ của tiết mục biểu diễn được dàn dựng rất hoành tráng này.
Nếu nói nhà đài cổ vũ cho các em thực hiện những hành động của người lớn thì có lẽ hơi quá, nhưng rõ ràng đây là một lỗ hổng trong khâu kiểm duyệt nội dung của VTV. Giá như ban tổ chức phát hiện ra việc này từ sớm và đổi bài hát phù hợp hơn. Mong rằng sắp tới, những CT dành cho thiếu nhi sẽ được biên tập cẩn thận hơn để người xem không phải lắc đầu ngán ngẩm vì sạn như thế nữa.
Theo PNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)