Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Cố đô Huế còn bao điều chưa mất?

Tạp Chí Giáo Dục

 Sự việc “hô biến” di tích lầu Tứ Phương Vô Sự thành quán cà phê chưa kịp tạm lắng thì những ngày này dư luận tại Thừa Thiên Huế lại nóng lên sự việc ông “quan” xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền tự ý đập phá giếng nước trong khuôn viên Khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, khiến người dân Huế và khách thập phương chỉ biết “chậc” đắng lòng cho cách “ứng xử” thô bạo với di tích quốc gia tại địa phương này.
"Chảy máu" di tích
Địa chỉ đỏ giáo dục tinh thân yêu nước
Ngược dòng thời gian, khu lưu niệm đại tướng Nguyễn Chí Thanh chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 2009. Khu lưu niệm đặt tại quê hương của đại tướng ở thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên – Huế). Khu lưu niệm rộng gần 1.000m2, bao gồm các hạng mục: nhà lưu niệm, bia tưởng niệm và khu trưng bày hiện vật của đại tướng Nguyễn Chí Thanh trong kháng chiến chống Mỹ.

Khu lưu niệm Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh

Cũng từ thời gian này, nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa lịch sử nhân văn sâu sắc của khu di tích, cũng như việc bảo về trùng tu dich tích lịch sử xã hội để lại cho muôn đời sau. Khu di tích đã được đầu tư 3 tỷ đồng để từng bước tôn tạo, mở rộng các hạng mục gồm cổng tam quan, nhà bia, nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp, nhà lưu niệm của Đại tướng.
Cho đến ngày 4/3/2011, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế tiếp tục ban hành Quyết định số 532/QĐ-UBND về đầu tư 500 triệu đồng tu bổ, tôn tạo di tích trên. 
Cũng cần phải nói rõ thêm rằng, ngay từ khi khu di tích lịch sử Khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh chưa được tôn tạo thì vẫn luôn là nơi giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào của dân tộc, một trong những địa chỉ đỏ về hoạt động giáo dục truyền thống và sinh hoạt văn hoá cho các thế hệ không chỉ riêng đối với Thừa Thiên – Huế, mà còn đối với du khách thập cả nước. 
Tuy nhiên, thời gian gần đây người dân Huế và khách thập phương không khỏi ngỡ ngàng quan sát thấy giếng nước có liên quan mật thiết đến toàn bộ di tích quốc gia Khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh bị xâm phạm.
Cụ thể, thành giếng có đường kính 1,18 mét, cao 1,2 mét đã bị đập bỏ và miệng giếng bị lấp bởi một tấm bê tông lớn. Phần lòng giếng sâu 7 mét cũng bị lấp và bịt kín bằng xi măng. 
Sự thật đến xót lòng kia được anh Thế Anh một hướng dẫn viên du lịch tại Huế bật lên “ cách bảo trùng tu và bảo tồn như vậy là không hợp lý, các anh nhà mình làm vậy con cháu về sau liệu còn biết còn có một minh chứng lịch sử hay đã biến mất. Như vậy là phá vỡ không gian văn hóa lịch sử. Thật không thể chấp nhận được”
Theo tìm hiểu của Pv Tamnhin.net được biết, giếng nước trong khuôn viên di tích Khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là một bộ phận cấu thành nên di tích. Giếng này được đào trên cơ sở một giếng cũ đã có trước đó và khi Bảo tàng lập hồ sơ, giếng nằm trong khu vực bảo vệ của di tích.
Đề nghị xử lý nghiêm 
Sau nhiều lỗ lực của nhân dân và chính quyền địa phương công trình khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã chính thức được khởi công từ tháng 4/2011. Nhưng cho đến ngày 23/5/2011, khi công trình đang thi công ông Nguyễn Thanh Minh, Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ – người gọi Đại tướng Nguyễn Chí Thanh bằng chú ruột, đồng thời là người trông coi di tích này, đã tự ý đập bỏ và lấp giếng nước trong khuôn viên di tích.

Giếng nước bị đập phá và bịt kín bằng xi măng

Sự việc xâm phạm di tích nói trên đã được Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Lịch sử và cách mạng Thừa Thiên – Huế (đơn vị quản lý di tích) phối hợp với cơ quan bảo tồn di tích văn hóa lịch sử của huyện Quảng Điền lập biên bản vi phạm ngay ngày 24/5.
Trước sự báng bổ di tích nêu trên, Ông Cao Huy Hùng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết,  hành vi của ông Nguyễn Thanh Minh là xâm hại di tích. 
Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Minh khi trả lời báo giới và cơ quan chức năng lại nói rằng giếng nước mà ông phá bỏ là do ông cho người xây dựng sau này chứ không phải có từ thời Đại tướng Nguyễn Chí Thanh sinh sống. Vì từ năm 1986, do cần nước để sinh hoạt nên ông Minh cho người xây dựng giếng này nhưng từ đó đến nay nước của giếng ô nhiễm nên không sử dụng được. 
Trước đó, năm 1977, khi huyện Quảng Điền xây dựng nhà truyền thống, khôi phục lại tất cả những gì có ở ngôi nhà Đại tướng từng ở, không có công trình giếng nước trên.
Với tất biện chứng nêu trên, báo giới đã có cuộc trao đổi với ông Phan Tiến Dũng – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế về tiến trình giải quyết sự việc. Ông Dũng cho cũng biết, Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch vừa có văn bản đề nghị UBND huyện Quảng Điền (Thừa Thiên – Huế) xử lý nghiêm túc hành vi tự ý đập phá giếng nước trong khuôn viên Khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh của ông Nguyễn Thanh Minh, Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ.
Thêm vào đó, “Dù vì bất cứ lý do nào, hành vi tự ý đập phá giếng nước trong di tích Khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là vi phạm nghiêm trọng luật Di sản văn hóa, cần phải xử lý nghiêm túc, đề nghị UBND huyện Quảng Điền xem xét, xử lý vụ việc theo qui định”. – Trích lục công văn Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế gửi UBND huyện Quảng Điền.
Được biết, Cơ quan chức năng liên quan đang tiến hành xem xét và đưa biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật về Di sản văn hóa. Luật Di sản cũng quy định rất rõ những hành vi vi phạm làm sai lệch hoặc hủy hoại di sản văn hóa  trong đó tại điều 4, điểm 2b quy định: Nếu tùy tiện đưa những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa sẽ là vi phạm Luật di sản.
Theo Văn Kỳ Thanh
(Tamnhin.net)

Bình luận (0)