Chiều 29.10, sau khi đến kiểm tra thực tế chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn ở Q.1, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín đã giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu chuẩn hóa quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý rác sinh hoạt tại hộ gia đình.
Phó chủ tịch Nguyễn Hữu Tín tìm hiểu quy trình thu gom, vận chuyển rác tại khu vực thí điểm thực hiện phân loại rác tại hộ gia đình – Ảnh: Mai Vọng
|
Cùng tham gia buổi kiểm tra này có ông Nguyễn Văn Phước, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), lãnh đạo UBND Q.1, Q.6, Q.Bình Thạnh và các công ty dịch vụ công ích của 3 quận này. Đoàn đã đến kiểm tra quy trình thu gom chất thải rắn (CTR) sinh hoạt tại hộ gia đình; sau đó kiểm tra quy trình vận chuyển CTR sinh hoạt từ hộ gia đình đến điểm hẹn. Khu vực thí điểm có 86 hộ dân tại tổ 1, 2 – KP.1, P.Bến Nghé, Q.1.
Theo Sở TN-MT, quy trình kỹ thuật được thực hiện như sau: Các hộ gia đình phân loại CTR thành 2 loại: CTR thực phẩm (gồm thức ăn dư
Theo ông Nguyễn Văn Phước, Phó giám đốc Sở TN-MT TP.HCM, nếu làm tốt công tác phân loại CTR tại nguồn, sẽ giảm việc chôn lấp rác. Hiện tại TP.HCM, 3 nhà máy sản xuất phân compost từ CTR thực phẩm (VWS, Tâm Sinh Nghĩa và Vietstar) đều đang cần nguồn CTR này để hoạt động.
|
thừa, rau, củ, quả, hạt, bã trà, bã cà phê, xác động vật, lá cây,…) và CTR còn lại (gồm các loại giấy, túi ni lông, các loại đồ nhựa, lon, chai nước…). Cả 2 thùng chứa CTR đã phân loại đều được dán decal với nội dung của Chương trình phân loại CTR tại nguồn, trong đó thùng đựng CTR thực phẩm có màu xanh lá cây, còn thùng đựng CTR còn lại là thùng đang sử dụng tại hộ gia đình. Hiện túi ni lông chứa CTR đã được phân loại không quy định màu, nhưng khuyến khích người dân sử dụng túi trong suốt để thuận lợi cho người thu gom trong việc xác định loại chất thải. Các hộ gia đình tự lưu trữ và giao túi đựng chất thải cho công nhân thu gom hoặc buộc chặt và đặt các túi ở trước nhà nơi người thu gom dễ nhận thấy.
Cả 2 loại CTR đều được thu gom cùng lúc mỗi ngày bằng 2 xe (loại 660 lít), trong đó xe màu xanh thu gom CTR thực phẩm, xe màu xám thu gom CTR còn lại. Sau đó, các xe thu gom này được đưa đến điểm hẹn trung chuyển chất thải. Tại đây, CTR thực phẩm và CTR còn lại được thu gom riêng bằng xe tải, sau đó được vận chuyển về công trình thử nghiệm xử lý CTR ở Khu liên hợp xử lý CTR Đa Phước (huyện Bình Chánh) hoặc vận chuyển tới công ty sản xuất phân compost. CTR thực phẩm được dùng làm nguyên liệu cho phương pháp ủ kỵ khí để sinh khí sinh học (biogas) đốt phát điện và sản xuất phân compost; CTR còn lại được phân thành loại chất thải có thể tái chế, nếu không thể tái chế được thì mới đem đi chôn lấp.
Thêm thùng đựng chất thải nguy hại
Sau khi gặp gỡ, phỏng vấn một số hộ dân tham gia Chương trình phân loại CTR tại nguồn, Phó chủ tịch Nguyễn Hữu Tín nhận thấy mỗi hộ gia đình hiện nay có 2 thùng rác đựng CTR thực phẩm và CTR khác, còn thiếu thùng đựng CTR nguy hại. Hiện các hộ cũng chưa có túi đựng rác có màu sắc khác nhau để nhận biết các loại rác đã phân loại nên người lấy rác mất công mở từng túi ra để kiểm tra trước khi bỏ vào xe đẩy, vừa tốn thời gian, vừa phát tán mùi hôi. Việc hộ dân tận dụng túi ni lông để đựng rác tuy có tiết kiệm, nhưng các túi này không đảm bảo chất lượng, có thể bị bục ra, khi để ở ngoài đường sẽ phát tán mùi hôi. Cho nên cần nghiên cứu sản xuất túi ni lông đạt chuẩn có màu sắc theo từng loại CTR, với chi phí mua túi khoảng từ 10.000 – 15.000 đồng/tháng cho mỗi hộ là phù hợp, các hộ quá nghèo khó thì địa phương hỗ trợ chi phí này. Việc sử dụng 2 chiếc xe lấy 2 loại rác như hiện nay, theo ông Nguyễn Hữu Tín, sẽ gây cản trở lưu thông, nhất là đối với các con hẻm nhỏ, cho nên có thể sử dụng 1 xe có 3 ngăn để chứa 3 loại rác.
Ông Tín giao cho Sở TN-MT trong 1 tuần phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về việc chuẩn hóa quy trình thu gom xử lý CTR được phân loại tại nguồn. Việc chuẩn hóa từ thùng rác, túi đựng rác, xe lấy rác, xe vận chuyển đến nơi xử lý. Ngay cả nhân viên thu gom rác cũng phải có trang phục thống nhất trên toàn TP, không thể để tình trạng mỗi quận mỗi màu sắc khác nhau. Rác được phân loại tại nguồn phải được xử lý đúng theo từng loại rác, nếu phát hiện nơi nào xử lý sai (đổ lẫn lộn rác thực phẩm với rác vô cơ và rác độc hại) sẽ xử lý nghiêm khắc. “Phải chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng trước khi triển khai thực hiện đại trà việc phân loại CTR tại nguồn” – Phó chủ tịch Nguyễn Hữu Tín nhấn mạnh.
Mai Vọng (TNO)
Tin liên quan
Ngày 1-11-2024, TP.Cần Thơ long trọng khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam năm 2024. Ông Nguyễn Văn Hiếu...
Vòng chung kết Cuộc thi ý tưởng, dự án Khởi nghiệp xanh - Phát triển bền vững lần 10-2024 được tổ chức...
Chiều 23-10, Sở Công thương TP.HCM đã có văn bản gửi Bộ Công thương đề xuất giải pháp quản lý, thúc đẩy...
Sáng 21-10, Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEFE) 2024 chính thức khai mạc, thúc đẩy hợp tác toàn cầu...
Bình luận (0)