Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Phần mềm “Made in Vietnam” sống được

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Mất 11 năm để phát triển, phần mềm eDocman CMC-Soft 100% “made in Vietnam” đã đạt được những lợi ích mong đợi. Sản xuất phần mềm trong nước đang trở nên dễ dàng cho các doanh nghiệp hơn bao giờ hết tại thời điểm này.

Hầu hết những doanh nghiệp phần mềm trong nước đều có kế hoạch sản xuất và phát triển phần mềm cho thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, thành công mới chỉ đến với những phần mềm như hệ thống quản lý tài liệu và quy trình công việc, thư viện điện tử và kế toán.   

Khả quan dần

“Tình hình kinh doanh của eDocman rất khả quan, đạt 150% kế hoạch đặt ra. Đối với khối khách hàng truyền thống là các tổ chức và doanh nghiệp lớn, thị trường phần mềm vẫn tăng trưởng ổn định và ngày càng đi vào chiều sâu, mở rộng phạm vi, quy mô triển khai, chuẩn hoá quy trình hoạt động. Trong năm nay eDocman đặc biệt có nhiều thành công trong khối khách hàng là các ngân hàng và tổ chức tài chính”, ông Nguyễn Kim Cương, Phó Tổng giám đốc CMC Soft cho biết.

EDocman là hệ thống quản lý tài liệu và quy trình công việc với các ứng dụng như quản lý điều hành tác nghiệp, quản lý hành chính, công văn giấy tờ, lưu trữ thông tin tài liệu, quản lý hồ sơ nghiệp vụ, hồ sơ khách hàng, ISO, khiếu nại tố cáo, đề tài nghiên cứu khoa học, quản lý quy trình thiết kế báo điện tử và nhiều ứng dụng theo yêu cầu. Đây là một trong số ít sản phẩm của Công ty thành công sau một thập kỷ kiên trì theo đuổi và phát triển sản phẩm. E-liberary cũng là một sản phẩm phần mềm khác đạt được những thành công bước đầu của CMC. Tuy nhiên, tất cả những phần mềm này đều được làm không dựa trên những nghiên cứu sâu về thị trường và nhu cầu người dùng, khác với những sản phẩm hiện đang được phát triển.

“Thị trường dịch vụ phần mềm trong nước tăng trưởng ở mức 40-60%/năm” – nhận định của ông Nguyễn Kim Cương

Ông Dương Dũng Triều – Phó Tổng giám đốc Công ty Hệ thống thông tin FPT (FIS), cho biết rằng việc xây dựng những hệ thống phần mềm “made in Vietnam” cũng nằm trong kế hoạch của công ty ông. Sản phẩm phần mềm hiện nay bao gồm các giải pháp tính hoá đơn và chăm sóc khách hàng (Billing & Customer Care), phần mềm quản lý hành chính một cửa và tư pháp đang được sử dụng tại các quận huyện ở TPHCM, bên cạnh hệ thống quản lý thuế, đăng ký và cấp mã số thuế. Ngoài ra có các phần mềm quản trị nhân sự và tiền lương và quản lý bệnh viện.

Có một thực tế là khách hàng Việt Nam chưa coi trọng đúng mức phần mềm. Ngân sách dành cho phần mềm ứng dụng thường không tương xứng nhu cầu sử dụng, dẫn đến các công ty làm phần mềm của Việt Nam thường có hiệu quả kinh doanh không cao. Hệ quả là các phần mềm do doanh nghiệp trong nước phát triển “mãi không bứt phá lên được”.

Ông Triều dẫn chứng: “Nếu khách hàng trả mức giá hợp lý hơn, chúng tôi sẵn sàng thuê chuyên gia nước ngoài có từ 15-20 năm kinh nghiệm tham gia phân tích thiết kế, đảm bảo chất lượng sản phẩm phần mềm hoàn hảo hơn nhiều”.

Dấu hiệu tích cực

 “Đẩy mạnh sản xuất phần mềm là chiến lược dài hạn của FPT-IS. Chúng tôi sẽ đầu tư mạnh cho lĩnh vực này. Nếu cần FPT-IS sẵn sàng thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn về nghiệp vụ và kiến trúc hệ thống để có được những sản phẩm tốt nhất,” ông Triều cho biết. Theo chuyên gia này, các ứng dụng quản lý đang có nhu cầu ngày càng lớn. Bên cạnh các hệ thống phải có cho ngành tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán… các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất và phân phối đều coi việc đầu tư cho các hệ thống thông tin quản lý là một thành phần trong các chương trình chiến lược.

Trong khi đó, lợi thế lớn nhất là những người viết phần mềm trong nước hiểu rõ nhất nghiệp vụ và cơ chế vận hành của các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam. “Các khách hàng trong nước đã bắt đầu quen với mức giá 1-2 triệu đồng/ngày công của kỹ sư phần mềm, điều mà trước đây không ai hình dung được”, ông Triều cho biết thêm. Bên cạnh đó, nhu cầu số hóa các thông tin, tạo thành content để có thể khai thác online ở VN bắt đầu bùng nổ với các dịch vụ location based service, thư viện số, e-learning. Nhận thức của người dùng, đặc biệt trong các cơ quan Chính phủ, cũng đã có sự thay đổi tích cực.

“Sự hiểu biết của người dùng với vấn đề sở hữu trí tuệ và tuân thủ bản quyền đã cao hơn nhiều. Trong hầu hết các dự án đầu tư lớn của Chính phủ hoặc doanh nghiệp, tôi đều nhận thấy tỉ trọng dành cho trả tiền cho license phần mềm chiếm đến 10%-20%”, ông Nguyễn Kim Cương cho biết thêm.

Trang Anh (dddn)

 

 

Bình luận (0)