Tại TP Hà Nội, sốt virus đang có nhiều dấu hiệu bùng phát và lây lan nhanh qua môi trường tập trung đông người như trường học, công sở…
Theo tin từ trung tâm y tế của nhiều quận,huyện tại TP Hà Nội, trong hơn một tuần qua có nhiều gia đình đông người cùng bị sốt cao kèm viêm đường hô hấp, đau đầu, đau các khớp xương, mệt mỏi kéo dài và được chẩn đoán là sốt virus; một số khác nghi sốt xuất huyết, viêm não, sốt phát ban. Tình trạng sốt virus này đang có nhiều dấu hiệu lây mạnh.
Do thời tiết bất thường
TS Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết thông thường sốt virus tăng mạnh vào mùa đông, xuân nhưng do dịp này thời tiết miền Bắc thay đổi bất thường, độ ẩm không khí rất cao, sau một vài ngày nắng lại liên tiếp mưa nên tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus phát triển mạnh. Với thời tiết này thì sức đề kháng của con người cũng suy giảm khiến dễ bị bệnh tấn công.
Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn ở một phòng khám cho biết trước đây người lớn khi bị sốt virus hầu hết đều tự mua thuốc uống chứ không đến gặp bác sĩ, gần đây số bệnh nhân là người lớn đến khám vì nguyên nhân này tăng mạnh.
Do thời tiết bất thường
TS Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết thông thường sốt virus tăng mạnh vào mùa đông, xuân nhưng do dịp này thời tiết miền Bắc thay đổi bất thường, độ ẩm không khí rất cao, sau một vài ngày nắng lại liên tiếp mưa nên tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus phát triển mạnh. Với thời tiết này thì sức đề kháng của con người cũng suy giảm khiến dễ bị bệnh tấn công.
Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn ở một phòng khám cho biết trước đây người lớn khi bị sốt virus hầu hết đều tự mua thuốc uống chứ không đến gặp bác sĩ, gần đây số bệnh nhân là người lớn đến khám vì nguyên nhân này tăng mạnh.
Số trẻ đến điều trị sốt virus đang tăng nhanh tại các cơ sở y tế ở TP Hà Nội
Bác sĩ Hoàng Minh Thu, Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Xanh Pôn), cho biết mỗi ngày nơi đây tiếp nhận 500 – 600 bệnh nhi, trong đó khá nhiều trẻ bị sốt virus. Phần lớn bệnh nhi được khám, kê đơn rồi cho về điều trị ngoại trú.
Đáng cảnh báo là tình trạng các bà mẹ tự ý dùng thuốc cho con. Có tới 60% – 70% số trẻ bị sốt đến bệnh viện sau khi đã tự dùng thuốc kháng sinh mà không hiệu quả. Thậm chí, nhiều trẻ còn bị thêm tiêu chảy do tác dụng phụ của kháng sinh.
Chớ coi thường
Theo PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Bệnh viện Bạch Mai, nhiều người sai lầm khi cho rằng sốt virus là phải sốt cao dai dẳng hàng tuần, thực tế thì có người chỉ biểu hiện hâm hấp sốt. Ngay cả những trường hợp vừa đỡ mấy ngày đã sốt lại cũng là bình thường, bởi riêng loại virus gây bệnh đường hô hấp đã có trên 200 tuýp. Nếu sức đề kháng kém, cơ thể có thể tái nhiễm nhiều lần.
“Bình thường, sốt virus chỉ 3-7 ngày là hết mà không cần điều trị bằng kháng sinh, chỉ cần điều trị triệu chứng là hạ sốt và bổ sung các loại vitamin. Khi sức đề kháng tốt sẽ giúp cơ thể thải virus ra nhanh hơn. Trong khi trẻ con bị ốm thì được bố mẹ ép ăn, uống nên có sức khỏe chống chọi với virus, bệnh khỏi nhanh hơn thì người lớn khi bị sốt virus lại thường lười ăn uống nên sốt kéo dài và nặng nề hơn” – PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng lưu ý.
Đáng cảnh báo là tình trạng các bà mẹ tự ý dùng thuốc cho con. Có tới 60% – 70% số trẻ bị sốt đến bệnh viện sau khi đã tự dùng thuốc kháng sinh mà không hiệu quả. Thậm chí, nhiều trẻ còn bị thêm tiêu chảy do tác dụng phụ của kháng sinh.
Chớ coi thường
Theo PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Bệnh viện Bạch Mai, nhiều người sai lầm khi cho rằng sốt virus là phải sốt cao dai dẳng hàng tuần, thực tế thì có người chỉ biểu hiện hâm hấp sốt. Ngay cả những trường hợp vừa đỡ mấy ngày đã sốt lại cũng là bình thường, bởi riêng loại virus gây bệnh đường hô hấp đã có trên 200 tuýp. Nếu sức đề kháng kém, cơ thể có thể tái nhiễm nhiều lần.
“Bình thường, sốt virus chỉ 3-7 ngày là hết mà không cần điều trị bằng kháng sinh, chỉ cần điều trị triệu chứng là hạ sốt và bổ sung các loại vitamin. Khi sức đề kháng tốt sẽ giúp cơ thể thải virus ra nhanh hơn. Trong khi trẻ con bị ốm thì được bố mẹ ép ăn, uống nên có sức khỏe chống chọi với virus, bệnh khỏi nhanh hơn thì người lớn khi bị sốt virus lại thường lười ăn uống nên sốt kéo dài và nặng nề hơn” – PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng lưu ý.
Bệnh rất dễ lây
Bác sĩ Hoàng Minh Thu lưu ý những dấu hiệu ban đầu của sốt virus khá đơn giản như sốt, ho, mệt mỏi nên nhiều người đã chủ quan.
Khi thấy những dấu hiệu như vậy phải đưa trẻ tới cơ sở y tế khám và điều trị sớm để loại trừ những căn bệnh nguy hiểm như viêm màng não, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết… Sốt virus là bệnh dễ lây, nhất là trong gia đình và nơi công sở, nơi có dùng máy điều hòa nhiệt độ. Do đó, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác. Nếu bị sốt virus mà vẫn ăn uống tốt thì không nên truyền dịch mà nên hồi phục cho trẻ qua đường ăn uống. Theo nhiều chuyên gia dịch tễ, đây đang là thời điểm mà nhiều dịch bệnh bùng phát trong đó có cúm A/H5N1, sốt xuất huyết, sốt virus… Biểu hiện ban đầu của những bệnh này tương đối giống nhau, vì thế người bệnh và gia đình phải kịp thời đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị. |
Bài và ảnh: Ngọc Dung / NLĐ
Bình luận (0)