Thị trường xuất khẩu lao động đi các nước còn nhiều tiềm năng. Thế nhưng, cánh cửa cơ hội ấy phải do DN nắm bắt. Muốn khai thác được thị trường này dài lâu, các Cty phải tạo được kênh cung ứng nhân lực tin cậy. Không những thế, các Cty xuất khẩu lao động phải là người  có "tâm" trong tuyển chọn lao động. Điều đó sẽ giúp các DN  xuất khẩu lao động đứng vững.

Sẵn sàng hội nhập

Ông Phạm Xuân Thu – GĐ Trung tâm đào tạo xuất khẩu lao động Isalco tại Hải Phòng khẳng định: "Nhu cầu xuất khẩu lao động sang các nước còn rất lớn. Hiện tại, đa phần các DN mới chỉ chú trọng đến xuất khẩu lao động phổ thông trong khi thị trường các nước như Malaysia, Macau, Đài Loan…vẫn thiếu nhiều lao động có kỹ thuật (các ngành cơ khí, chế tạo…). Bởi họ vẫn quan niệm ngành kỹ thuật là những ngành nghề nặng nhọc. Do đó, họ đòi hỏi nhiều lao động mà trong nước không đáp ứng nổi".

Người lao động khi được xuất khẩu lao động, cần có ý thức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao. Đây không chỉ đơn giản là trang bị cho mỗi cá nhân đó có khả năng thích ứng nhanh với công việc, mà chúng ta còn xây dựng một thương hiệu lao động người Việt.

Cũng theo ông Phạm Xuân Thu: "Isalco tại Hải Phòng đặc biệt chú trọng đến khâu đào tạo nghề, giáo dục định hướng và ngoại ngữ. Bởi nếu người lao động không đáp ứng nổi nhu cầu thì có thể bị sa thải. Khi ấy, DN sẽ mất uy tín với nhà sử dụng lao động. Vì vậy, việc chuẩn bị nguồn lao động có chất lượng, có trình độ chuyên môn để cạnh tranh với lao động của các nước là vấn đề đáng được quan tâm."

Là  DN có bề dày về đào tạo nguồn xuất khẩu người lao động đi các nước, Isalco rất quan tâm đến việc đầu tư bài bản, đáp ứng yêu cầu của chủ sử dụng lao động. Kinh nghiệm cho thấy: Chỉ khi nào DN giữ uy tín với người lao động như thỏa thuận, ràng buộc với chủ sử dụng lao động thực hiện đúng cam kết bảo đảm thu nhập…thì lúc đó, mới lấy lại được lòng tin của người lao động trên thị trường. Những cam kết đó được ghi rõ trong hợp đồng để người lao động yên tâm và làm cơ sở giải quyết khi xảy ra tranh chấp. Bởi trên thực tế, không hiếm trường hợp người lao động sau khi xuất khẩu lao động đi các nước đã phá bỏ hợp đồng di chuyển sang nước khác; hoặc người lao động bị loại vì thiếu tay nghề, do bất đồng ngôn ngữ, dẫn đến không hội nhập được với cuộc sống xứ người và gây tiếng xấu cho cộng đồng người Việt…

Lớp người lao động mới   

Hiện tại, một số nước như Đài Loan, thị trường Trung Đông…vẫn có nhiều nhu cầu lao động tại các ngành công nghiệp, dịch vụ, xây dựng và cơ khí…Tuy nhiên, về mặt thủ tục pháp lý như điều kiện cấp visa, tiêu chuẩn nhận lao động nước ngoài…lại khá ngặt nghèo. Vì thế, các DN xuất khẩu lao động rất cần nhận được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam có quan hệ chính thức với tất cả các nước về hợp tác lao động. Riêng đối với thị trường Qatar, từ đầu năm 2008, Việt Nam đã ký hiệp định về hợp tác lao động với nước bạn và Qatar đồng ý tiếp nhận 25.000 lao động từ Việt Nam. Nếu thực hiện được, thì trong một số năm tới, Qatar có thể thu hút hàng trăm ngàn lao động.

Việc đào tạo "nguồn lao động" một cách bài bản, chặt chẽ là điều kiện không thể thiếu đối với các DN xuất khẩu lao động. Liệu các DN có đảm bảo nguồn lao động có tay nghề, có ngoại ngữ, có ý thức kỷ luật để cung ứng cho thị trường hay không? Vấn đề này luôn được Isalco đặt lên trọng trách hàng đầu. Isalco rất thận trọng trong tuyển lao động, định hướng, tư vấn cho người lao động để giúp họ ổn định về tư tưởng, tâm lý khi đi lao động tại nước ngoài.

Thị trường Trung Đông luôn là cánh cửa rộng mở đối với mọi DN làm xuất khẩu lao động. Trung tâm đào tạo xuất khẩu lao động Isalco tại Hải Phòng đang khẳng định từng bước đi của mình – mong muốn đào tạo lớp người lao động có tay nghề, có trình độ ngoại ngữ, và có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Đó chính là lớp người mới được rèn giũa trong thời đại đổi mới, thời đại CNH-HĐH, thời đại hội nhập.

Thành Huế (dddn)