|
Đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã sẵn sàng và tự tin hơn để tăng đầu tư vốn, tuyển dụng nhân sự mới.
Đó là kết luận rút ra từ cuộc khảo sát thường kỳ mỗi 6 tháng với sự tham gia của hơn 3.400 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại 12 thị trường mới nổi ở châu Á, châu Mỹ La tinh và Trung Đông, do Ngân hàng Hồng Kông – Thượng Hải (HSBC) tiến hành và công bố ngày 15/7.
Trong khi chỉ số lạc quan toàn khu vực tăng 15 điểm, từ 92 điểm trong quý tư năm 2008 lên 107 điểm trong quý hai năm 2009, chỉ số tương ứng tại Việt Nam tăng tới 19 điểm và đạt 150, (điểm số cao nhất là 200). Đây cũng là chỉ số lạc quan cao nhất trong số các quốc gia thuộc khu vực châu Á.
Theo sau Việt Nam là Ấn Độ với 128 điểm. Hồng Kông, mặc dù có sự gia tăng chỉ số lạc quan cao nhất ( tăng 33 điểm), vẫn là nước có mức độ lạc quan thấp nhất Châu Á với 83 điểm.
Kết quả cuộc khảo sát cũng cho biết, Việt Nam tiếp tục là quốc gia lạc quan nhất châu Á với 62% doanh nghiệp vừa và nhỏ kỳ vọng GDP sẽ tăng trưởng tốt hơn. 22% cho rằng tốc độ tăng trưởng sẽ giảm trong sáu tháng tới và 27% dự đoán nền kinh tế vẫn giữ nguyên tốc độ tăng trưởng.
Trong khi tại cả 12 thị trường, hầu hết các doanh nghiệp không dự định thay đổi kế hoạch đầu tư vốn, 58% các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cho biết họ có kế hoạch tăng vốn đầu tư. Chỉ có 3% doanh nghiệp có kế hoạch giảm vốn đầu tư, 38% dự định không thay đổi kế hoạch so với năm ngoái.
Về kế hoạch tuyển dụng nhân sự mới, Việt Nam đứng đầu với 49% các doanh nghiệp dự định tăng nhân công, 47% không có sự thay đổi về lao động và chỉ 4% có kế hoạch cắt giảm nhân sự.
Trong thương mại quốc tế, các doanh nghiệp tại Việt Nam có hoạt động giao thương với Trung Quốc tỏ ra lạc quan nhất, với 58% kỳ vọng vào sự tăng trưởng khối lượng thương mại.
Nhóm điều tra của HSBC cũng khảo sát các doanh nghiệp Việt Nam rằng yếu tố nào khiến họ tin tưởng sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước. 40% doanh nghiệp cho rằng đó là do “các chính sách, biện pháp của Chính phủ”; 28% tin vào “sự phục hồi của nền kinh tế khu vực và thế giới”.
Đó là kết luận rút ra từ cuộc khảo sát thường kỳ mỗi 6 tháng với sự tham gia của hơn 3.400 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại 12 thị trường mới nổi ở châu Á, châu Mỹ La tinh và Trung Đông, do Ngân hàng Hồng Kông – Thượng Hải (HSBC) tiến hành và công bố ngày 15/7.
Trong khi chỉ số lạc quan toàn khu vực tăng 15 điểm, từ 92 điểm trong quý tư năm 2008 lên 107 điểm trong quý hai năm 2009, chỉ số tương ứng tại Việt Nam tăng tới 19 điểm và đạt 150, (điểm số cao nhất là 200). Đây cũng là chỉ số lạc quan cao nhất trong số các quốc gia thuộc khu vực châu Á.
Theo sau Việt Nam là Ấn Độ với 128 điểm. Hồng Kông, mặc dù có sự gia tăng chỉ số lạc quan cao nhất ( tăng 33 điểm), vẫn là nước có mức độ lạc quan thấp nhất Châu Á với 83 điểm.
Kết quả cuộc khảo sát cũng cho biết, Việt Nam tiếp tục là quốc gia lạc quan nhất châu Á với 62% doanh nghiệp vừa và nhỏ kỳ vọng GDP sẽ tăng trưởng tốt hơn. 22% cho rằng tốc độ tăng trưởng sẽ giảm trong sáu tháng tới và 27% dự đoán nền kinh tế vẫn giữ nguyên tốc độ tăng trưởng.
Trong khi tại cả 12 thị trường, hầu hết các doanh nghiệp không dự định thay đổi kế hoạch đầu tư vốn, 58% các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cho biết họ có kế hoạch tăng vốn đầu tư. Chỉ có 3% doanh nghiệp có kế hoạch giảm vốn đầu tư, 38% dự định không thay đổi kế hoạch so với năm ngoái.
Về kế hoạch tuyển dụng nhân sự mới, Việt Nam đứng đầu với 49% các doanh nghiệp dự định tăng nhân công, 47% không có sự thay đổi về lao động và chỉ 4% có kế hoạch cắt giảm nhân sự.
Trong thương mại quốc tế, các doanh nghiệp tại Việt Nam có hoạt động giao thương với Trung Quốc tỏ ra lạc quan nhất, với 58% kỳ vọng vào sự tăng trưởng khối lượng thương mại.
Nhóm điều tra của HSBC cũng khảo sát các doanh nghiệp Việt Nam rằng yếu tố nào khiến họ tin tưởng sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước. 40% doanh nghiệp cho rằng đó là do “các chính sách, biện pháp của Chính phủ”; 28% tin vào “sự phục hồi của nền kinh tế khu vực và thế giới”.
Theo VnEconomy
Bình luận (0)