Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

NV3: Cơ hội chủ yếu cho thí sinh khối A, B

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Theo thống kế của Bộ GD-ĐT, số lượng thí sinh dự thi cả hai khối chủ yếu đăng kí thi tuyển vào các trường “top” trên hoặc “top” giữa. Trong đó, chủ yếu các thí sinh dự thi cả hai khối A và B.

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Điều này cũng khá dễ hiểu vì thí sinh khối A đã có nền tảng khá ở môn Toán và Hóa nên thi khối B, họ chỉ cần học thêm môn Sinh mà thôi.

Môn Sinh thi theo hình thức trắc nghiệm nên việc kiếm được điểm trung bình không phải là quá khó. Chính vì vậy khi thí sinh đã trúng tuyển khối A thì hầu hết cũng đều trúng tuyển khối B.

Cũng có những trường hợp thí sinh dự thi hai khối A và D nhưng trên thực tế thì số lượng thí sinh này là không nhiều.

Do đó, nếu các trường “top” có xét tuyển NV3 thì chắc chắn chủ yếu tập trung vào hai khối A, B, trong đó khối B sẽ chiếm tỷ lệ cao hơn.

Sở dĩ nói vậy là vì nếu thí sinh đã trúng tuyển hai khối thì phần lớn họ chọn học các ngành khối A vì nhiều nguyên nhân như: mang tính nghiên cứu sâu hơn, dễ xin việc hơn, được học các ngành ưa thích hơn…

Vì sao trường “tốp trên” vẫn tuyển NV3?

Theo thông lệ như các mùa tuyển sinh trước, năm nay, nhiều trường ĐH “tốp trên” im hơi lặng tiếng trong khâu xét tuyển NV2 nhưng lại xét tuyển NV3. Đây được xem là cơ hội “quý như vàng” dành cho các sỹ tử đạt điểm cao nhưng chưa trúng tuyển NV1.

Các thí sinh nhận được cả phiếu chứng nhận số 1 và số 2 nên cho dù đã đỗ NV2 thì vẫn hoàn toàn có thể đầu đơn tham gia xét tuyển NV3.

Thực tế cho thấy, ngay sau khi kết thúc thời hạn nhận hồ sơ xét tuyển NV2, trường ĐH Y Thái Bình đã “tiên phong” xét tuyển NV3, dành đến 100 chỉ tiêu cho đợt tuyển này. Nhiều thí sinh đã đặt ra câu hỏi: Vì sao trường không xét tuyển NV2 mà lại xét tuyển NV3?

Giải thích cho câu hỏi này, các chuyên tuyển sinh cho biết: “Việc các trường không thông báo xét tuyển NV2 nhưng lại bất ngờ xét tuyển NV3 là điều thường xảy ra ở các kì tuyển sinh. Sau khi các trường hoàn thành công tác nhập học đôi khi có nhiều chỉ tiêu bị thiếu hụt do sinh viên không đến làm thủ tục nhập học vì nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong những nguyên nhân đó là thí sinh đã trúng tuyển hai khối vì thế họ có cơ hội để lựa chọn”.

Với cách làm này lại khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là tại sao các trường không xét tuyển vượt quá chỉ tiêu để đề phòng cho các tình huống?

Thực tế, một số các trường “top” vẫn phải tuyển NV3 mà không tuyển vượt chỉ tiêu để đề phòng thí sinh không đến nhập học là vì: “Nếu gọi quá chỉ tiêu so với quy định thì “nhỡ” thí sinh đến nhập học hết sẽ không biết xử lý ra sao trong khi Bộ GD-ĐT qui định chỉ tiêu và quản lý rất nghiêm ngặt vấn đề này. Nên các trường nếu có thiếu thì xét tuyển NV để vừa làm đúng quy chế vừa nâng cao được chất lượng đầu vào”.

Cẩn trọng để không… "mất trắng"

Đối với những thí sinh đạt điểm cao thì NV3 cũng được xem là cơ hội rộng mở để thí sinh chọn được ngành học ưa thích. Tuy nhiên nếu không biết lượng sức thì nhiều thí sinh sẽ bỏ mất cơ hội của mình.

Mùa tuyển sinh 2007, trong thời gian xét tuyển NV2, nhiều thí sinh đã chia sẻ cùng với Dân trí sự lúng túng trước các lựa chọn như: đã trúng tuyển và có giấy nhập học hệ CĐ nhưng muốn chờ kết quả xét tuyển NV2 thì nhập học muộn có được không?…

Theo quy chế, thí sinh vẫncó cơ hội được nhập học muộn nhưng phải có lý do chính đáng. Song, nhiều trường để đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh sẽ đưa ra nhưng quy định khắt khe hơn như: giới hạn thời gian nhập học. Vì điều này, nhiều thí sinh đã quyết định “mạo hiểm” bỏ nhập học các trường CĐ để chờ xét tuyển NV.

Và trong số hàng nghìn thí sinh như vậy thì không phải sự mạo hiểm nào cũng thành công. Nhiều thí sinh đã “mất trắng” cơ hội khi đánh giá không chính xác về khả năng của mình.

Câu chuyện xét tuyển NV2 năm 2007 sẽ là lời cảnh báo cho những thí sinh tham gia xét tuyển NV3, nhất là những thí sinh đã tìm được “tấm vé” ở cuộc chạy đua xét tuyển NV2.

Cánh cửa các trường ĐH “top” vẫn còn rộng mở ở cuộc chạy đua xét tuyển NV3 và song hành cùng các khối trường ĐH dân lập. Tuy nhiên lựa chọn như thế nào để được sở hữu những tấm vé “giờ chót” thì mỗi thí sinh ngay từ bây giờ phải bắt đầu khởi động trong một cuộc đua mới.

 

Nguyễn Sơn

(Theo dantri.com.vn)

Bình luận (0)