Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

ĐH Bách khoa TP.HCM tuyển 3.400 chỉ tiêu năm 2009

Tạp Chí Giáo Dục

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Nam, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2009 trường sẽ tiến hành quy hoạch lại một số nhóm ngành từ các ngành hiện có, tuy nhiên không bỏ bớt và cũng không thêm ngành đào tạo mới.
Năm nay trường vẫn tuyển sinh với chỉ tiêu như năm 2008 là 3.400 chỉ tiêu, nhưng chỉ tuyển cho 17 chuyên ngành đào tạo (so với 20 ngành của năm 2008).
Trường tuyển sinh trong cả nước, thi tuyển vào ngày 4 và 5-7-2009. Điểm trúng tuyển theo ngành học. Riêng hệ CĐ của trường không tổ chức thi tuyển mà lấy kết quả thi ĐH của những thí sinh đã dự thi khối A vào các trường ĐH trong cả nước theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT để xét tuyển, trên cơ sở hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh.
Dựa vào điểm chuẩn của những năm trước, trường tạm phân các nhóm ngành như sau:
+ Các ngành thuộc phân nhóm I (có điểm chuẩn cao nhất) như: công nghệ thông tin, điện – điện tử, cơ khí, công nghệ hóa – thực phẩm – sinh học, xây dựng.
+ Các ngành thuộc phân nhóm II (có điểm chuẩn cao tiếp theo) như: quản lý công nghiệp, kỹ thuật và quản lý môi trường, kỹ thuật phương tiện giao thông, kỹ thuật hệ thống công nghiệp, công nghệ vật liệu.
+ Các ngành thuộc phân nhóm III (có điểm tương đương điểm sàn) gồm các ngành còn lại như: công nghệ dệt may, kỹ thuật địa chất – dầu khí, trắc địa – địa chính, vật liệu và cấu kiện xây dựng, cơ kỹ thuật, vật lý kỹ thuật.
Trường vẫn tiếp tục tuyển sinh lớp kỹ sư chất lượng cao Việt – Pháp (150 chỉ tiêu – cấp bằng đôi với ĐH Pháp), lớp chương trình tiên tiến (50 chỉ tiêu – mô hình ĐH Hoa Kỳ, dạy bằng tiếng Anh) và duy trì các lớp kỹ sư tài năng (sinh viên giỏi từ các ngành) tuyển trong các ngành công nghệ thông tin, nhóm ngành điện – điện tử, nhóm ngành cơ khí, nhóm ngành công nghệ hóa – thực phẩm – sinh học, nhóm ngành xây dựng.
Thêm vào đó, trường đã thiết lập chuẩn tiếng Anh TOEIC 450 dự kiến công bố cho khóa 2009 ngay khi nhập học (ngay từ khi tuyển sinh), đồng thời đã xây dựng các chuẩn đầu ra (Learning Outcomes) rất chi tiết cho tất cả chương trình đào tạo mới với định hướng chuẩn ABET (khối kỹ thuật ĐH Mỹ) với 11 mục, riêng ngành quản lý công nghiệp có mẫu phù hợp.
Ngoài ra, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) còn tuyển sinh các chương trình liên kết đào tạo quốc tế bậc ĐH các ngành kỹ sư dầu khí, kỹ sư xây dựng, công nghệ thông tin và kỹ sư phần mềm, công nghệ thông tin do các trường ĐH của Úc liên kết cấp bằng như University of Adelaide, Griffith University, University of Queensland, LaTrobe University.
Tất cả chương trình liên kết quốc tế học giai đoạn 1 tại ĐH Bách khoa và chuyển tiếp giai đoạn 2 ở nước ngoài dành cho đối tượng đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương), qua kiểm tra các môn toán – lý – hóa (miễn thi nếu đã thi ĐH khối A đạt điểm sàn), kiểm tra tiếng Anh để vào học trực tiếp (miễn thi nếu đã có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế). Hồ sơ dự tuyển phát từ tháng 6 hằng năm, tổng khai giảng vào tháng 10.
Bằng ĐH sẽ do trường của nước ngoài cấp. Sinh viên có thể lấy thêm bằng kỹ sư của Trường ĐH Bách khoa nếu có đầu vào ĐH Bách khoa và học đủ một số môn bắt buộc khác. Thời gian học tại ĐH Bách khoa từ 2-2 năm rưỡi và còn lại 1-2 năm học tại nước ngoài. Học phí tại ĐH Bách khoa khoảng 1.500 USD (tính theo số môn sinh viên đăng ký học trong mỗi học kỳ) và ở nước ngoài từ 19.777 – 22.750 AUD.
Dưới đây là chỉ tiêu dự kiến tuyển sinh năm 2009 của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM (mã trường QSB) và điểm chuẩn năm 2008, 2007, 2006, 2005. (Địa chỉ trường: 268 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10, TP.HCM, ĐT: 08. 38654087).
Các ngành
đào tạo
Mã ngành
Khối
Chỉ tiêu 2009
Điểm chuẩn 2008
Điểm chuẩn 2007
Điểm chuẩn 2006
Điểm chuẩn 2005
Hệ Đại học (chỉ tiêu 3.400)
Công nghệ thông tin (Kỹ thuật máy tính và Khoa học máy tính)
106
A
330
21,0
23,5
22,5
25,5
Nhóm ngành Điện – Điện tử (Điện năng; Điều khiển tự động; Điện tử – viễn thông)
108
A
650
20,0
23,0
21,0
25,0
Nhóm ngành Cơ khí (Cơ điện tử, Kỹ thuật chế tạo (Chế tạo máy), Kỹ thuật nhiệt lạnh, Kỹ thuật máy xây dựng & nâng chuyển)
109
A
350
21,0
23,5
21,0
27,0
(từ ngành Cơ điện tử – mã ngành 128 – năm 2008)
19,0
20,0
19,0
25,0
(từ ngành Cơ khí – mã ngành 111 – năm 2008)
16,0
18,0
18,0
18,0
(từ ngành Kỹ thuật nhiệt – mã ngành 113 – năm 2008)
Công nghệ dệt may
112
A
70
16,0
18,0
17,0
18,0
Nhóm ngành Công nghệ hóa – Thực phẩm – Sinh học (Công nghệ sinh học, Công nghệ thực phẩm, Kỹ thuật hóa học (Công nghệ chế biến dầu khí, Quá trình và thiết bị, Hữu cơ)
114
A
380
20,0
23,0
21,0
26,5
(từ ngành Công nghệ hóa thực phẩm – mã ngành 118 – năm 2008)
18,0
21,0
18,0
25,5
(từ ngành Công nghệ sinh học – mã ngành 134 – năm 2008)
Nhóm ngành Xây dựng (Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Xây dựng cầu đường, Cảng và công trình biển, Xây dựng công trình thủy – Cấp thoát nước)
115
A
470
20,5
21,0
23,0
24,5
(từ ngành Xây dựng – mã ngành 119 – năm 2008
16,0
18,0
17,0
18,5
(từ ngành Thủy lợi – Thủy điện – Cấp thoát nước – mã ngành 132 – năm 2008)
Nhóm ngành Kỹ thuật địa chất – Dầu khí (Địa chất dầu khí, Công nghệ khoan và khai thác dầu khí, Địa kỹ thuật, Địa chất khoáng sản, Địa chất môi trường)
120
A
150
17,0
18,0
17,0
18,0
Quản lý công nghiệp (Quản lý công nghiệp, Quản trị kinh doanh)
123
A
160
17,5
20,0
18,5
21,5
Kỹ thuật và quản lý môi trường
125
A
160
16,0
19,0
18,0
20,5
Kỹ thuật phương tiện giao thông (Hàng không; Ôtô; Tàu thủy)
126
A
120
16,5
19,0
18,0
22,0
Kỹ thuật hệ thống công nghiệp
127
A
80
17,0
18,0
18,0
20,0
Công nghệ vật liệu
129
A
200
17,0
19,0
20,0
20,5
Trắc địa – Địa chính
130
A
80
16,0
18,0
16,0
18,0
Vật liệu và cấu kiện xây dựng
131
A
70
16,0
18,0
17,0
18,0
Cơ kỹ thuật
133
A
70
16,0
18,5
16,0
18,0
Vật lý kỹ thuật
135
A
60
16,0
18,0
16,0
18,0
Hệ Cao đẳng
Bảo dưỡng công nghiệp
C65
A
150
12,0
 
 
 
QUỐC DŨNG (TTO)

Bình luận (0)