"Bộ rất hiểu và chia sẻ tâm tư với các nhà giáo, nhưng việc luân chuyển giáo viên không phải nói muốn là được", ông Phạm Mạnh Hùng. |
"Sẽ tạo chỗ trống ở vùng thuận lợi để thực hiện luân chuyển giáo viên. Những người dưới xuôi phải có nghĩa vụ lên công tác miền núi như kiểu "nghĩa vụ quân sự" trong thời gian 5 năm". Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (Bộ GD-ĐT) Phạm Mạnh Hùng cho biết về đề án"luân chuyển giáo viên vùng khó khăn" sẽ trình vào giữa năm nay.
"Nghĩa vụ quân sự" 5 năm
Trong thư gửi nhân ngày nhà giáo năm 2008, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng GD-ĐT có nói "bắt đầu từ năm 2009, Bộ GD-ĐT sẽ cùng với UBND các tỉnh đưa các thầy cô giáo đã dạy học từ 10 năm trở lên, rồi 5 năm trở lên ở các vùng rất khó khăn được trở về công tác ở nơi thuận lợi hơn, nếu có nguyện vọng". Thưa ông, công việc này đang được Bộ GD-ĐT thực hiện đến đâu?
Một trong những đề xuất khi chúng tôi xây dựng đề án là khuyến khích, động viên giáo viên ở lại.
Tất nhiên, cũng sẽ có chế độ chính sách thỏa đáng, ngoài mức hỗ trợ của giáo viên lên công tác vùng khó, có thể là hỗ trợ tiền "một cục" cho các trường hợp ở lại.
Mặt khác, sẽ tạo chỗ trống ở vùng thuận lợi. Ví dụ, những người dưới xuôi phải có nghĩa vụ lên công tác miền núi như kiểu "nghĩa vụ quân sự", có niên hạn và khi đi sẽ được trở về. Thời gian "đi nghĩa vụ" có thể là 5 năm.
Muốn vậy, Chính phủ phải đưa vào luật cụ thể. Khi trở thành chính sách, người đi cũng sẽ yên tâm, biết là sau 5 năm sẽ trở về. Giải quyết tốt việc tồn đọng này cũng là để chuẩn bị cho công việc tiếp theo. Những người cũ đã được về rồi thì những người mới thấy thực tế như vậy cũng sẽ không "ngại" lên.
Thưa ông, ai sẽ thuộc đối tượng được luân chuyển?
Theo Nghị định của Chính phủ, có 2 đối tượng trong diện được luân chuyển: sinh viên mới ra trường lên miền núi công tác, khi hết hạn sẽ được về vùng thuận lợi hơn, không phải về nơi sinh sống mà là về vùng ít khó khăn hơn; giáo viên đang công tác ở "vùng dễ" mà lên "vùng khó", khi về sẽ được về lại nơi đó.
Hiện nay, chúng tôi đang thống kê số lượng như: có bao nhiêu người đang trong diện luân chuyển, cụ thể bao nhiêu yên tâm ở lại công tác, bao nhiêu có nguyện vọng về xuôi, đã giải quyết được bao nhiêu và khó khăn là gì…(?).
Theo ông, điều khó nhất khi thực hiện "luân chuyển giáo viên" là gì?
Vấn đề luân chuyển giáo viên càng đi vào càng khó, mâu thuẫn giữa nơi nhận và số lượng người về, giữa trình độ chuyên môn và chế độ tài chính…
Ví dụ ở Quảng Trị, họ giải quyết việc này theo cách, lên vùng khó xin về vùng thuận lợi ngay thì không có, nhưng sẽ dịch chuyển dần dần, về vùng khó ít hơn, rồi ít hơn nữa.
Tuy nhiên, không phải ai cũng thích như vậy vì mỗi lần dịch chuyển không đơn giản. Nhưng đó cũng là một giải pháp để thực hiện mềm hóa chính sách.
Tặng bằng khen và tổ chức gặp mặt
Đề án có tính tới các trường hợp "không luân chuyển được" mà vẫn tiếp tục ở lại vùng khó khăn công tác hay không?
Trong quá trình làm đề án, tôi có đi Quảng Trị, xuống Trường THCS Xã Thanh, huyện Hướng Hóa, nơi giáp với nước Lào. Trường có 2 cô giáo, đã 3 lần làm đơn xin chuyển vùng nhưng nơi xin về biên chế đã đầy đủ, địa phương không thể nhận.
Trong thư gửi nhân ngày nhà giáo năm 2008, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng GD-ĐT có nói "bắt đầu từ năm 2009, Bộ GD-ĐT sẽ cùng với UBND các tỉnh đưa các thầy cô giáo đã dạy học từ 10 năm trở lên, rồi 5 năm trở lên ở các vùng rất khó khăn được trở về công tác ở nơi thuận lợi hơn, nếu có nguyện vọng". Thưa ông, công việc này đang được Bộ GD-ĐT thực hiện đến đâu?
Một trong những đề xuất khi chúng tôi xây dựng đề án là khuyến khích, động viên giáo viên ở lại.
Tất nhiên, cũng sẽ có chế độ chính sách thỏa đáng, ngoài mức hỗ trợ của giáo viên lên công tác vùng khó, có thể là hỗ trợ tiền "một cục" cho các trường hợp ở lại.
Mặt khác, sẽ tạo chỗ trống ở vùng thuận lợi. Ví dụ, những người dưới xuôi phải có nghĩa vụ lên công tác miền núi như kiểu "nghĩa vụ quân sự", có niên hạn và khi đi sẽ được trở về. Thời gian "đi nghĩa vụ" có thể là 5 năm.
Muốn vậy, Chính phủ phải đưa vào luật cụ thể. Khi trở thành chính sách, người đi cũng sẽ yên tâm, biết là sau 5 năm sẽ trở về. Giải quyết tốt việc tồn đọng này cũng là để chuẩn bị cho công việc tiếp theo. Những người cũ đã được về rồi thì những người mới thấy thực tế như vậy cũng sẽ không "ngại" lên.
Thưa ông, ai sẽ thuộc đối tượng được luân chuyển?
Theo Nghị định của Chính phủ, có 2 đối tượng trong diện được luân chuyển: sinh viên mới ra trường lên miền núi công tác, khi hết hạn sẽ được về vùng thuận lợi hơn, không phải về nơi sinh sống mà là về vùng ít khó khăn hơn; giáo viên đang công tác ở "vùng dễ" mà lên "vùng khó", khi về sẽ được về lại nơi đó.
Hiện nay, chúng tôi đang thống kê số lượng như: có bao nhiêu người đang trong diện luân chuyển, cụ thể bao nhiêu yên tâm ở lại công tác, bao nhiêu có nguyện vọng về xuôi, đã giải quyết được bao nhiêu và khó khăn là gì…(?).
Theo ông, điều khó nhất khi thực hiện "luân chuyển giáo viên" là gì?
Vấn đề luân chuyển giáo viên càng đi vào càng khó, mâu thuẫn giữa nơi nhận và số lượng người về, giữa trình độ chuyên môn và chế độ tài chính…
Ví dụ ở Quảng Trị, họ giải quyết việc này theo cách, lên vùng khó xin về vùng thuận lợi ngay thì không có, nhưng sẽ dịch chuyển dần dần, về vùng khó ít hơn, rồi ít hơn nữa.
Tuy nhiên, không phải ai cũng thích như vậy vì mỗi lần dịch chuyển không đơn giản. Nhưng đó cũng là một giải pháp để thực hiện mềm hóa chính sách.
Tặng bằng khen và tổ chức gặp mặt
Đề án có tính tới các trường hợp "không luân chuyển được" mà vẫn tiếp tục ở lại vùng khó khăn công tác hay không?
Trong quá trình làm đề án, tôi có đi Quảng Trị, xuống Trường THCS Xã Thanh, huyện Hướng Hóa, nơi giáp với nước Lào. Trường có 2 cô giáo, đã 3 lần làm đơn xin chuyển vùng nhưng nơi xin về biên chế đã đầy đủ, địa phương không thể nhận.
"Tôi có hỏi 2 cô giáo ở Trường THCS Xã Thanh, nếu vẫn phải tiếp tục ở lại công tác thì đề nghị gì". Các cô giáo nói muốn có nước sạch để dùng, thay vì nước sông. Chúng tôi cũng thấy một số đường ống dẫn nước nhưng lại không thấy có nước.
Có một cái khó nữa, họ ngại nói ra, đó là chuyện gia đình. Lên vùng cao 7-10 năm nhưng không có đối tượng phù hợp. Một vài giáo viên lấy được người địa phương hoặc bộ đội, còn phần lớn đều muốn về quê." – ông Phạm Mạnh Hùng.
|
Ở đây, tôi được nghe một câu chuyện thật đau lòng. Cô Liên lên đây công tác, còn chưa hết thời gian tập sự thì đã mất vì một cơn sốt rét rừng khi tuổi đầy đôi mươi. Ngay lúc đó, tôi đã nghĩ, ngoài luân chuyển thì cần phải tặng bằng khen cho những con người sẵn sàng ở lại vùng cao công tác.
Năm 1996, Bộ GD-ĐT đã thực hiện việc tặng bằng khen cho cán bộ giáo viên miền xuôi có thành tích đóng góp cho giáo dục miền núi. Tuy nhiên, từ đó đến nay, không thấy làm lại nữa.
Tôi đã đề xuất ý kiến này đến Bộ trưởng và ngay lập tức, nhận được sự đồng ý. Đồng thời, Bộ trưởng còn nói rõ, tặng bằng khen cho các thầy cô giáo càng nhiều càng tốt, miễn là xứng đáng.
Cũng liên quan đến việc không thể nói luân chuyển là luân chuyển được ngay thì chúng tôi đã đề xuất sẽ tổ chức hội nghị gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu, có cống hiến cho giáo dục. Việc này, nếu bắt tay vào làm ngay thì nhanh cũng phải đầu năm sau mới triển khai được. Chúng tôi phải xây dựng tiêu chí, thành tích thế nào, bao nhiêu năm, sau đó tham khảo địa phương để chọn được những người tiêu biểu.
"Cố gắng 2010 thực hiện đại trà"
Ông có thể cho biết, khi nào việc luân chuyển sẽ được triển khai đại trà trên cả nước?
Dự kiến, quý II/2009 sẽ trình đề án và được phê duyệt sẽ thực hiện thí điểm để điều chỉnh. Cố gắng từ năm 2010, sẽ áp dụng đại trà.
Năm 1996, Bộ GD-ĐT đã thực hiện việc tặng bằng khen cho cán bộ giáo viên miền xuôi có thành tích đóng góp cho giáo dục miền núi. Tuy nhiên, từ đó đến nay, không thấy làm lại nữa.
Tôi đã đề xuất ý kiến này đến Bộ trưởng và ngay lập tức, nhận được sự đồng ý. Đồng thời, Bộ trưởng còn nói rõ, tặng bằng khen cho các thầy cô giáo càng nhiều càng tốt, miễn là xứng đáng.
Cũng liên quan đến việc không thể nói luân chuyển là luân chuyển được ngay thì chúng tôi đã đề xuất sẽ tổ chức hội nghị gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu, có cống hiến cho giáo dục. Việc này, nếu bắt tay vào làm ngay thì nhanh cũng phải đầu năm sau mới triển khai được. Chúng tôi phải xây dựng tiêu chí, thành tích thế nào, bao nhiêu năm, sau đó tham khảo địa phương để chọn được những người tiêu biểu.
"Cố gắng 2010 thực hiện đại trà"
Ông có thể cho biết, khi nào việc luân chuyển sẽ được triển khai đại trà trên cả nước?
Dự kiến, quý II/2009 sẽ trình đề án và được phê duyệt sẽ thực hiện thí điểm để điều chỉnh. Cố gắng từ năm 2010, sẽ áp dụng đại trà.
Giáo viên ở một lớp ghép tại Lào Cai (Ảnh: Lê Anh Dũng) |
Để làm được việc này, cần sự kết hợp của các Bộ, ngành liên quan như Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính. Họ phải thấy được thực tế. Ví dụ, trình độ của giáo viên luân chuyển hạn chế thì cần bồi dưỡng nâng cao năng lực. Mà bồi dưỡng thì phải có ngân sách.
Một thực tế nữa, số lượng giáo viên này tồn đọng đã nhiều năm là khá lớn. Do đó, sẽ thực hiện dần dần từ trên xuống dưới cho từng tỉnh cụ thể và làm lâu dài.
Cụ thể, nếu cùng thời gian công tác, phải xem ai có thành tích tốt hơn thì xét trước, hay ưu tiên nữ. Nghĩa là, sẽ phải có một quá trình để thực hiện dựa trên những tiêu chí rõ ràng, được công khai hóa để toàn xã hội cùng biết.
Trong dự thảo Chiến lược giáo dục 2009-2020 có đề cập đến việc, từ năm 2010 sẽ thực hiện chế độ hợp đồng đối với giáo viên tuyển mới. Nếu Chiến lược được thực hiện, một thực tế đặt ra là ký hợp đồng như vậy liệu giáo viên có chịu lên vùng cao công tác?
Việc này chúng tôi cũng chưa bàn, nhưng dù theo chế độ hợp đồng thì với miền núi vẫn phải có chính sách đặc biệt để đảm bảo được đội ngũ từ số lượng đến chất lượng cho giáo dục miền núi phát triển.
Về chủ trương "đến năm 2010 sẽ tuyển mới giáo viên hoàn toàn theo chế độ hợp đồng", chúng tôi chưa được Bộ giao thực hiện. Tuy nhiên, những số giáo viên đã trong biên chế là vấn đề lịch sử để lại, còn số mới tuyển vào sẽ bắt đầu thực hiện hợp đồng.
Xin cảm ơn ông!
Một thực tế nữa, số lượng giáo viên này tồn đọng đã nhiều năm là khá lớn. Do đó, sẽ thực hiện dần dần từ trên xuống dưới cho từng tỉnh cụ thể và làm lâu dài.
Cụ thể, nếu cùng thời gian công tác, phải xem ai có thành tích tốt hơn thì xét trước, hay ưu tiên nữ. Nghĩa là, sẽ phải có một quá trình để thực hiện dựa trên những tiêu chí rõ ràng, được công khai hóa để toàn xã hội cùng biết.
Trong dự thảo Chiến lược giáo dục 2009-2020 có đề cập đến việc, từ năm 2010 sẽ thực hiện chế độ hợp đồng đối với giáo viên tuyển mới. Nếu Chiến lược được thực hiện, một thực tế đặt ra là ký hợp đồng như vậy liệu giáo viên có chịu lên vùng cao công tác?
Việc này chúng tôi cũng chưa bàn, nhưng dù theo chế độ hợp đồng thì với miền núi vẫn phải có chính sách đặc biệt để đảm bảo được đội ngũ từ số lượng đến chất lượng cho giáo dục miền núi phát triển.
Về chủ trương "đến năm 2010 sẽ tuyển mới giáo viên hoàn toàn theo chế độ hợp đồng", chúng tôi chưa được Bộ giao thực hiện. Tuy nhiên, những số giáo viên đã trong biên chế là vấn đề lịch sử để lại, còn số mới tuyển vào sẽ bắt đầu thực hiện hợp đồng.
Xin cảm ơn ông!
Theo VietNamNet
Bình luận (0)