Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Cơ hội mở cho ngành dệt may Việt Nam

Tạp Chí Giáo Dục

Ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn về mặt hàng xuất khẩu nếu gia nhập tổ chức SAFSA – một tổ chức tạo nên mối liên kết khách hàng ngay từ khâu đầu tiên.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009, ngành dệt may đã khắc phục khó khăn và khởi sắc vào năm 2010 với xuất khẩu đạt 11,2 tỉ USD tăng hơn 23% so với năm 2009. Năm 2011 đặt ra của ngành là đạt 12,5 tỉ USD đến 13 tỉ USD.

Trong 2 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu tăng cao so với năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu tháng 1 và tháng 2 đạt hơn 2 tỉ USD, trong đó tháng 1 đạt hơn 1,2 tỉ USD, tăng 54% và đây cũng là con số kỷ lục của ngành.

Doanh nghiệp dệt may cần tính toán cụ thể khi gia nhập SAFSA. (ảnh minh họa)

Sở dĩ đạt được kết quả như vậy là do Việt Nam là một thị trường tiềm năng với nguồn lao động dồi dào và người công nhân cần cù, có tay nghề cao. Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn trong ngành dệt may của Việt Nam là sự thụ động quá lớn và nguồn nguyên liệu mà chủ yếu là phải nhập khẩu.
Trong khi đó, nếu trở thành thành viên của SAFSA thì chúng ta sẽ không phải lo lắng đến vấn đề này. Tổ chức này sẽ giúp các doanh nghiệp may Việt Nam tháo gỡ khó khăn từ khâu mua nguyên phụ liệu đến khi may, thành phẩm và bán hàng.
Tổ chức này sẽ giúp các doanh nghiệp may Việt Nam ổn định nguồn nguyên phụ liệu đầu vào và xuất khẩu hàng hóa ra thị trường lớn, đặc biệt là thị trường Mỹ chiếm 55% thị phần.
Gia nhập SAFSA, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có sự liên kết giữa các khâu nhuộm, dệt, thiết kế, may và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt là khâu thiết kế, chúng ta sẽ tự thiết kế chứ không làm theo yêu cầu thiết kế của nước ngoài, điều đó có nghĩa là hạn chế các đơn hàng gia công, đem lại giá trị lợi nhuận thấp, trong khi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hoàn toàn có thể làm được nhiều hơn thế.
SAFSA đã có mặt tại Mỹ, các nước thành viên EU và hiện đã có mặt tại nhiều nước Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) – khu vực tiềm năng trong lĩnh vực dệt may xuất khẩu để làm sợi dây liên kết giữa các công ty dệt may trên toàn cầu.
Rõ ràng, gia nhập SAFSA, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội đem lại hiệu quả kinh tế cao, chiến lược phát triển lâu dài và xây dựng thương hiệu dệt may Việt trên thị trường thế giới.
Theo bà Cao Thị Kim Oanh, phòng Thị trường, Tổng Công ty May 10 nhận định, tham gia SAFSA không chỉ là sự hội nhập của ngành may mặc Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới, mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp tăng cường các mối quan hệ, nâng cao kinh nghiệm, quảng bá sản phẩm toàn cầu và chúng ta có nhiều cơ hội lựa chọn khách hàng hơn.
Tuy nhiên, chi phí cho việc trở thành một thành viên của SAFSA khá cao, khoảng 6.000 USD/năm (phí hội viên). Ngoài ra, còn có những khoản khác như: đánh giá chất lượng sản phẩm (1.750 USD); qui tắc ứng xử phải đóng góp vào SAFSA (1.500 USD)…
“Vì thế các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ, tính toán giữa lợi nhuận mang về và chi phí khi là thành viên của SAFSA” – bà Oanh nói.

Nguồn DÂN TRÍ

 

Bình luận (0)