Tại cuộc họp triển khai bàn giao trung tâm GDTX về Sở GD-ĐT TP.HCM theo báo cáo của Phòng GDTX đến thời điểm ngày 19-10 đã có 22 trung tâm GDTX (trong tổng số 24 trung tâm các quận huyện) hoàn tất thủ tục chuyển giao về sở quản lý. Riêng có 2 trung tâm (trong đó có Trung tâm GDTX Q.1) vẫn gặp khó khăn trong việc hoàn tất thủ tục bàn giao về Sở GD-ĐT theo quy định chung.
Những quyết định thu hồi
Qua tìm hiểu tại cơ sở, chúng tôi được biết vướng mắc trong thủ tục bàn giao Trung tâm GDTX Q.1 về sở là việc giải quyết giao mặt bằng lô đất 125-127 Lê Thị Hồng Gấm, P.Cầu Ông Lãnh, Q.1, TP.HCM. Cụ thể như sau:
Ngày 14-1-2010 UBND Q.1 có gửi cho Trung tâm GDTX Q.1 công văn số 118 với nội dung: “Tạm giao nhà số 125-127 Lê Thị Hồng Gấm DTKV 127m2, DTXD 127m2, DTSD 480m2 do Trung tâm GDTX Q.1 đang quản lý sử dụng cho Trường MN Nguyễn Thái Bình để bố trí sử dụng làm cơ sở của trường do 2 điểm của Trường MN Nguyễn Thái Bình tại số 34 Lê Thị Hồng Gấm sẽ bị giải tỏa bàn giao mặt bằng cho tứ giác Bến Thành”. Tuy nhiên sau đó Trung tâm GDTX Q.1 và các đơn vị có liên quan vẫn không thể thực hiện được yêu cầu này của UBND Q.1. Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề này?
Theo báo cáo của Ban giám đốc Trung tâm GDTX Q.1, ngoài cơ sở 1 tại địa điểm 16A Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Q.1 với diện tích được giao không thu tiền sử dụng là 866,88 m2, trung tâm còn lô đất thứ 2 tại 125-127 Lê Thị Hồng Gấm, P.Cầu Ông Lãnh với diện tích đất được giao không thu tiền sử dụng là: 127 m2. Ông Nguyễn Ngọc Ánh – Phó giám đốc trung tâm cho biết: “Cách đây 3 năm tức là vào năm 2007 cơ sở 125-127 Lê Thị Hồng Gấm đã được Sở Tài chính và Sở Tài nguyên – Môi trường TP.HCM chính thức bàn giao cho Trung tâm GDTX Q.1 sử dụng theo biên bản xác định giá trị quyền sử dụng để tính vào tài sản của tổ chức để tính vào giá trị tài sản của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất – biên bản số 1703/BB-STC ra ngày 31-12-2007”. Chính vì lý do đó mà Ban giám đốc trung tâm đã không thể giao lại lô đất thứ hai (125-127 Lê Thị Hồng Gấm) cho Trường MN Nguyễn Thái Bình.
Gần một năm sau UBND Q.1 có gửi công văn số 2015 ngày 31-8-2010 cho UBND TP và Ban chỉ đạo 09 do Phó chủ tịch Q.1 Lưu Trung Hòa ký với nội dung về nhà, đất do Trung tâm GDTX Q.1 quản lý trong đó có yêu cầu cụ thể hơn:
“1/ Chuyển mặt bằng số 16A Nguyễn Thị Minh Khai cho Trung tâm GDTX Q.1 về Sở GD-ĐT quản lý, sử dụng.
2/ Chuyển mặt bằng số 125-127 Lê Thị Hồng Gấm, Q.1 cho Trường MN Nguyễn Thái Bình quản lý sử dụng do tại điểm số 34 và 52 Lê Thị Hồng Gấm của trường bị giải tỏa bàn giao mặt bằng cho dự án tứ giác Bến Thành”.
Gần đây UBND Q.1 lại gửi tiếp thông báo số 341/TB-VP trong đó có nội dung: “Đồng ý đề xuất của Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch giao mặt bằng số 125-127 Lê Thị Hồng Gấm cho Trường MN Nguyễn Thái Bình quản lý sử dụng trong tháng 10-2010: Giao trưởng phòng TC-KT thực hiện các thủ tục bàn giao mặt bằng trên cho trường”.
Chủ trương không được đồng tình
Điều mà nhiều cán bộ, giáo viên và học viên thắc mắc là tại cuộc họp trước đó vào ngày 8-9 do
Chủ tịch UBND Q.1 Trần Vĩnh Tuyến chủ trì nghe báo cáo về phương án sắp xếp mặt bằng Trường MN Nguyễn Thái Bình có lãnh đạo các phòng: Tài chính – Kế toán, GD-ĐT, Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình, Văn phòng UBND quận, Công an P.Nguyễn Thái Bình và Hiệu trưởng Trường MN Nguyễn Thái Bình… nhưng lại không có mặt đại diện Trung tâm GDTX Q.1. Trao đổi với Giáo Dục TP.HCM ông Lâm Kế Chí – Giám đốc Trung tâm GDTX Q.1 cho biết: “Chúng tôi không nhận được giấy mời để dự cuộc họp quan trọng này”. Đối chiếu với thông báo số 341 của UBND Q.1 chúng tôi thấy thành phần ghi trong đó không có đại diện trung tâm GDTX như ông Chí phản ánh. Thầy T. – GV của trung tâm bày tỏ: “Cơ sở 2 đang thuộc phần quản lý của trung tâm thế nhưng chúng tôi rất khó hiểu là trong cuộc họp quan trọng để giải quyết vấn đề này thì Ban giám đốc lại không có mặt. Như vậy cuộc họp không đủ thành phần mà trong đó Trung tâm GDTX Q.1 là một trong những thành phần không thể thiếu trong cuộc họp”. Thầy Nguyễn Ngọc Ánh khẳng định: “Chính tôi là người đã đứng ra đại diện cho trung tâm ký nhận lô đất cơ sở 2 từ năm 2007. Nếu bây giờ bàn giao cho Trường Nguyễn Thái Bình thì như vậy không đúng theo quy trình và sau này lỡ có chuyện gì thì chúng tôi là người chịu trách nhiệm đầu tiên”. Cũng theo thầy Ánh, theo kế hoạch lâu dài cơ sở 2 sẽ là cơ sở dạy nghề của trung tâm nhưng do diện tích lớp không đủ quy cách và đã xuống cấp nên hiện nay phải để cho 2 lớp phổ cập học”. Một lý do nữa là tại cơ sở 1 của trung tâm diện tích đất cũng rất chật hẹp nhưng cũng không được phép xây cao thêm lầu nên phòng học và nhất là các phòng chức năng đang thiếu trầm trọng. Đúng như một số GV ở đây phản ánh, sân trường không có nên giờ ra chơi học viên chỉ đứng trước hành lang hoặc ngồi tại chỗ chứ không thể đi đâu được. “Ngay cả bãi giữ xe cũng rất nhỏ hẹp, đa số học viên phải gửi ngoài sân bóng Hoa Lư nên tình hình quản lý học viên vô cùng khó khăn và phức tạp” – ông Lâm Kế Chí phân trần.
Chủ tịch UBND Q.1 Trần Vĩnh Tuyến chủ trì nghe báo cáo về phương án sắp xếp mặt bằng Trường MN Nguyễn Thái Bình có lãnh đạo các phòng: Tài chính – Kế toán, GD-ĐT, Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình, Văn phòng UBND quận, Công an P.Nguyễn Thái Bình và Hiệu trưởng Trường MN Nguyễn Thái Bình… nhưng lại không có mặt đại diện Trung tâm GDTX Q.1. Trao đổi với Giáo Dục TP.HCM ông Lâm Kế Chí – Giám đốc Trung tâm GDTX Q.1 cho biết: “Chúng tôi không nhận được giấy mời để dự cuộc họp quan trọng này”. Đối chiếu với thông báo số 341 của UBND Q.1 chúng tôi thấy thành phần ghi trong đó không có đại diện trung tâm GDTX như ông Chí phản ánh. Thầy T. – GV của trung tâm bày tỏ: “Cơ sở 2 đang thuộc phần quản lý của trung tâm thế nhưng chúng tôi rất khó hiểu là trong cuộc họp quan trọng để giải quyết vấn đề này thì Ban giám đốc lại không có mặt. Như vậy cuộc họp không đủ thành phần mà trong đó Trung tâm GDTX Q.1 là một trong những thành phần không thể thiếu trong cuộc họp”. Thầy Nguyễn Ngọc Ánh khẳng định: “Chính tôi là người đã đứng ra đại diện cho trung tâm ký nhận lô đất cơ sở 2 từ năm 2007. Nếu bây giờ bàn giao cho Trường Nguyễn Thái Bình thì như vậy không đúng theo quy trình và sau này lỡ có chuyện gì thì chúng tôi là người chịu trách nhiệm đầu tiên”. Cũng theo thầy Ánh, theo kế hoạch lâu dài cơ sở 2 sẽ là cơ sở dạy nghề của trung tâm nhưng do diện tích lớp không đủ quy cách và đã xuống cấp nên hiện nay phải để cho 2 lớp phổ cập học”. Một lý do nữa là tại cơ sở 1 của trung tâm diện tích đất cũng rất chật hẹp nhưng cũng không được phép xây cao thêm lầu nên phòng học và nhất là các phòng chức năng đang thiếu trầm trọng. Đúng như một số GV ở đây phản ánh, sân trường không có nên giờ ra chơi học viên chỉ đứng trước hành lang hoặc ngồi tại chỗ chứ không thể đi đâu được. “Ngay cả bãi giữ xe cũng rất nhỏ hẹp, đa số học viên phải gửi ngoài sân bóng Hoa Lư nên tình hình quản lý học viên vô cùng khó khăn và phức tạp” – ông Lâm Kế Chí phân trần.
Nguyễn Hoàng Anh
Bình luận (0)