Năm nay, đơn hàng giảm từ 15 – 20% so với cùng kỳ 2010, cộng với tình trạng thiếu nguyên phụ liệu đang khiến nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam lo sang năm 2012 sẽ bị… đói.
10 tháng năm 2011, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam ước khoảng 11,7 tỷ USD, vượt mục tiêu hơn 500 triệu USD. Nhưng niềm vui chưa kịp lan tỏa thì nỗi lo đã tới, khi từ tháng 10 đến nay, đơn hàng từ nhiều nước như Mỹ, châu Âu giảm mạnh.
Lớn nhỏ cùng khó
Một số công ty dệt may nhỏ có xưởng may tại Long An cho biết, từ giữa tháng 9 đến nay, đơn hàng xuất khẩu về không còn dồi dào như trước. “Thông thường vào thời điểm này, các đơn hàng cho năm sau đã được gửi đến dồn dập, nhưng năm nay chững lại”, chị Dương Thị Thủy, quản lý phân xưởng của một công ty sản xuất thương mại dệt may tại Long An, cho biết. Theo chị Thủy, để có thêm việc, nhiều công ty nhỏ ở Long An và TP HCM đã nhận gia công cho các công ty dệt may Trung Quốc. “Trước đây, những công ty nhỏ thường gia công cho công ty lớn trong nước, nhưng cuối năm nay, đơn hàng chậm lại, nên họ phải tự xoay xở bằng cách kết nối với các công ty nước ngoài”, chị Thủy nói.
Lớn nhỏ cùng khó
Một số công ty dệt may nhỏ có xưởng may tại Long An cho biết, từ giữa tháng 9 đến nay, đơn hàng xuất khẩu về không còn dồi dào như trước. “Thông thường vào thời điểm này, các đơn hàng cho năm sau đã được gửi đến dồn dập, nhưng năm nay chững lại”, chị Dương Thị Thủy, quản lý phân xưởng của một công ty sản xuất thương mại dệt may tại Long An, cho biết. Theo chị Thủy, để có thêm việc, nhiều công ty nhỏ ở Long An và TP HCM đã nhận gia công cho các công ty dệt may Trung Quốc. “Trước đây, những công ty nhỏ thường gia công cho công ty lớn trong nước, nhưng cuối năm nay, đơn hàng chậm lại, nên họ phải tự xoay xở bằng cách kết nối với các công ty nước ngoài”, chị Thủy nói.
Phụ thuộc nguồn nguyên liệu nước ngoài, tăng trưởng của dệt may luôn trong tình trạng thiếu vững chắc.
|
Ông Lê Tiến Trường, Phó tổng giám đốc thường trực Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), cũng xác nhận: “Hai tháng nay, không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành thiếu đơn hàng”. Còn ông Phạm Xuân Hồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP HCM, cho rằng: “Tuy chưa trầm trọng, nhưng đơn hàng sản xuất đã giảm khoảng 15 – 20% so với cùng kỳ năm trước và giảm nhiều hơn so với đầu năm nay, trong đó đơn hàng giảm nhiều nhất đến từ Mỹ và châu Âu”.
Tập trung thị trường nội
Đứng đầu danh sách ngành hàng mang ngoại tệ về cho đất nước, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may từ năm 2009 đến nay tăng mạnh. Nhưng trước tình hình đơn hàng giảm, giá nguyên phụ liệu tăng, nhiều chuyên gia tỏ ra lo lắng cho sự tăng trưởng của ngành. “Năm 2012 khó có thể tăng trưởng tốt như năm nay, vì mọi thứ đã chững lại. Chúng tôi vẫn đang theo sát tình hình để bàn bạc với doanh nghiệp và sẽ có những biện pháp cụ thể”, ông Phạm Xuân Hồng nói. Nhiều người vẫn kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu của dệt may năm nay đạt 15 tỷ USD, nhưng theo ông Hồng thì “chỉ khoảng 13,5 tỷ USD, vì quý 4 đơn hàng đã không còn khả quan nữa. Thị trường mới như Australia, Canada, châu Phi, Hàn Quốc không dễ tăng, còn những thị trường quen thuộc như Mỹ, EU và Nhật Bản lại đang gặp nhiều khó khăn”.
Một số công ty dệt may nhỏ hiện đã quay về thị trường nội địa. Ông Dương Hoàng Duy Tuấn, giám đốc một công ty dệt may nhỏ tại quận Tân Phú, TP HCM, cho biết: “Từ may gia công cho một số công ty lớn chuyên xuất khẩu, giữa và cuối năm nay, chúng tôi bắt đầu may và trưng bày sản phẩm bán trong nước, tập trung vào thị trường hàng trẻ em”. Dù điều này không dễ làm, nhưng theo ông Tuấn, vẫn có khả năng thành công vì công ty nội am hiểu thị hiếu người tiêu dùng nên làm hàng nhanh hơn.
Ông Phạm Xuân Hồng cũng cho rằng đây là một hướng “bù đắp” việc thiếu hụt đơn hàng xuất khẩu cuối năm 2011 và có thể cả năm 2012. Tuy nhiên, theo ông Hồng, doanh nghiệp phải căn cứ vào lợi thế của mình để khai thác thị trường. “Những doanh nghiệp có thương hiệu hoặc ít nhiều đã có tên tuổi nên khai thác thị trường nội địa, những doanh nghiệp nhỏ hơn có thể nhận đơn hàng gia công của đơn vị trong nước. Nhưng không phải tất cả các doanh nghiệp dệt may cùng đều dồn về thị trường nội mà có thể tìm cách mở rộng ra những thị trường mới hơn. Thách thức cũng là một cơ hội”, ông Hồng nói.
Tập trung thị trường nội
Đứng đầu danh sách ngành hàng mang ngoại tệ về cho đất nước, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may từ năm 2009 đến nay tăng mạnh. Nhưng trước tình hình đơn hàng giảm, giá nguyên phụ liệu tăng, nhiều chuyên gia tỏ ra lo lắng cho sự tăng trưởng của ngành. “Năm 2012 khó có thể tăng trưởng tốt như năm nay, vì mọi thứ đã chững lại. Chúng tôi vẫn đang theo sát tình hình để bàn bạc với doanh nghiệp và sẽ có những biện pháp cụ thể”, ông Phạm Xuân Hồng nói. Nhiều người vẫn kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu của dệt may năm nay đạt 15 tỷ USD, nhưng theo ông Hồng thì “chỉ khoảng 13,5 tỷ USD, vì quý 4 đơn hàng đã không còn khả quan nữa. Thị trường mới như Australia, Canada, châu Phi, Hàn Quốc không dễ tăng, còn những thị trường quen thuộc như Mỹ, EU và Nhật Bản lại đang gặp nhiều khó khăn”.
Một số công ty dệt may nhỏ hiện đã quay về thị trường nội địa. Ông Dương Hoàng Duy Tuấn, giám đốc một công ty dệt may nhỏ tại quận Tân Phú, TP HCM, cho biết: “Từ may gia công cho một số công ty lớn chuyên xuất khẩu, giữa và cuối năm nay, chúng tôi bắt đầu may và trưng bày sản phẩm bán trong nước, tập trung vào thị trường hàng trẻ em”. Dù điều này không dễ làm, nhưng theo ông Tuấn, vẫn có khả năng thành công vì công ty nội am hiểu thị hiếu người tiêu dùng nên làm hàng nhanh hơn.
Ông Phạm Xuân Hồng cũng cho rằng đây là một hướng “bù đắp” việc thiếu hụt đơn hàng xuất khẩu cuối năm 2011 và có thể cả năm 2012. Tuy nhiên, theo ông Hồng, doanh nghiệp phải căn cứ vào lợi thế của mình để khai thác thị trường. “Những doanh nghiệp có thương hiệu hoặc ít nhiều đã có tên tuổi nên khai thác thị trường nội địa, những doanh nghiệp nhỏ hơn có thể nhận đơn hàng gia công của đơn vị trong nước. Nhưng không phải tất cả các doanh nghiệp dệt may cùng đều dồn về thị trường nội mà có thể tìm cách mở rộng ra những thị trường mới hơn. Thách thức cũng là một cơ hội”, ông Hồng nói.
Mệt mỏi với nguyên liệu
Thiếu nguyên phụ liệu cũng là vấn đề làm nhiều doanh nghiệp đau đầu. Tổng công ty cổ phần Phong Phú đang đối mặt với tình trạng thiếu nguyên phụ liệu sản xuất cho những tháng cuối năm. Ông Phạm Gia Hưng, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam tại phía Nam, cho biết, nguyên, phụ liệu mình phụ thuộc vào Trung Quốc đến 60 – 70% nên khổ lắm. Công ty nào chưa có đơn hàng thì lo đơn hàng, nhưng có đơn hàng rồi cũng mệt vì thiếu nguyên phụ liệu”. |
Phương Nhi (Đất Việt)
Bình luận (0)