Bộ NNPTNT mới đây đưa ra dự thảo về tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đánh giá của cơ quan này cho thấy, những năm gần đây, mặc dù xuất khẩu nông sản vẫn duy trì tốt về số lượng, song giá trị hàng hóa chưa tăng trưởng tương xứng, trong khi thu nhập của nông dân vẫn quá thấp. Tái cơ cấu toàn ngành, theo đó sẽ xoáy sâu vào những trọng tâm nói trên.
Mới chỉ tăng trưởng “rộng”
Đánh giá về phát triển nông nghiệp trong hơn 10 năm qua, Bộ NNPTNT nhìn nhận lạc quan về tốc độ tăng trưởng được duy trì với mức khá ở các mảng trọng tâm về nông – lâm – ngư nghiệp. Từ năm 2000 đến nay, tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt gần 5,3%/năm, GDP tăng 3,7%/năm. Hầu hết tỉ trọng các lĩnh vực thuỷ sản, trồng trọt và chăn nuôi đều tăng trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành.
Đặc biệt, thế mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực vẫn được đánh giá khá lạc quan về việc giữ vững “phong độ” trong nhiều năm trở lại đây. Kim ngạch xuất khẩu nông – lâm – thuỷ sản 10 năm 2001 – 2010 đạt hơn 106 tỉ USD với tốc độ tăng bình quân đạt 16,4%/năm. Riêng năm 2011 đánh dấu sự đột phá mạnh mẽ của xuất khẩu gạo với con số kỷ lục hơn 7 triệu tấn. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn và biến động, đây được xem là một thành công lớn của mặt hàng XK nông sản chủ lực nước ta.
Đánh giá về phát triển nông nghiệp trong hơn 10 năm qua, Bộ NNPTNT nhìn nhận lạc quan về tốc độ tăng trưởng được duy trì với mức khá ở các mảng trọng tâm về nông – lâm – ngư nghiệp. Từ năm 2000 đến nay, tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt gần 5,3%/năm, GDP tăng 3,7%/năm. Hầu hết tỉ trọng các lĩnh vực thuỷ sản, trồng trọt và chăn nuôi đều tăng trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành.
Đặc biệt, thế mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực vẫn được đánh giá khá lạc quan về việc giữ vững “phong độ” trong nhiều năm trở lại đây. Kim ngạch xuất khẩu nông – lâm – thuỷ sản 10 năm 2001 – 2010 đạt hơn 106 tỉ USD với tốc độ tăng bình quân đạt 16,4%/năm. Riêng năm 2011 đánh dấu sự đột phá mạnh mẽ của xuất khẩu gạo với con số kỷ lục hơn 7 triệu tấn. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn và biến động, đây được xem là một thành công lớn của mặt hàng XK nông sản chủ lực nước ta.
Đề án tái cơ cấu nông nghiệp tập trung nâng cao thu nhập cho nông dân. |
Tuy vậy, nhìn nhận quá trình phát triển toàn ngành, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: “Sản lượng hàng hóa, chỉ số XK đều tăng nhưng thu nhập của nông dân vẫn chưa cải thiện đáng kể. Chỉ số tăng trưởng GDP trong nông nghiệp cao nhưng thực chất chỉ số tăng trưởng giá trị gia tăng hàng hóa lại giảm dần, qua đó cho thấy hiệu quả sản xuất và hoạt động của ngành thấp đi”.
Bộ trưởng Phát cho rằng mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp cần xoáy sâu vào việc tăng giá trị gia tăng hàng hóa theo hướng bền vững, từ đó cải thiện thu nhập cho nông dân. Trên cơ sở thế mạnh từng lĩnh vực, ông Phát khẳng định mỗi lĩnh vực cần đặt trọng tâm phát triển theo hướng cụ thể hóa. “Phải làm rõ trên mỗi cánh đồng trồng cây nào, mỗi địa phương nuôi con gì có lợi nhất, theo đó là khâu kỹ thuật để mang lại giá trị cao nhất cho hàng hóa nông sản” – Bộ trưởng nhấn mạnh.
Cơ hội thu hút đầu tư vào nông nghiệp
Đánh giá đường hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng hàng hóa, Viện trưởng Viện Chính sách phát triển NNTT Đặng Kim Sơn đồng tình: “Trong bối cảnh kinh tế VN khó khăn, nguồn vốn hạn chế thì việc sử dụng vốn cần tập trung đầu tư lĩnh vực đem lại giá trị gia tăng cao nhất. Một trong những nguồn vốn cần huy động là trong chính nhân dân, DN với mong muốn tìm địa bàn đầu tư an toàn, hiệu quả. Có như vậy tái cơ cấu nông nghiệp mới có trọng tâm”.
Theo ông Sơn, liên tiếp 3 năm trở lại đây, giá nông sản liên tục ở mức cao. Các dự báo của tổ chức quốc tế đều khẳng định trong vòng 30 – 50 năm nữa, giá cả nông sản thế giới sẽ tiếp tục tăng, cả DN và nhà đầu tư ngoài nước đều khẳng định ngành nông nghiệp VN có tiềm năng và đem lại ngày càng nhiều hơn lợi ích kinh tế. Đây sẽ là cơ hội lớn để hấp dẫn đầu tư bởi xưa nay đầu tư vào nông nghiệp rất hạn chế. Muốn như vậy, ngành nông nghiệp cần có tư duy đổi mới mạnh về thể chế nhằm tạo điều kiện tối đa cho các DN đầu tư vào nông nghiệp, đẩy mạnh giá trị hàng hóa. Điều này cũng sẽ đồng nghĩa với nâng cao thu nhập cho nông dân” – ông Sơn nhấn mạnh.
Về điều này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng khẳng định, ngoài việc tập trung rà soát lại quy hoạch sản xuất chăn nuôi và trồng trọt, đề án sẽ tập trung vào các biện pháp điều chỉnh cơ cấu đầu tư có trọng điểm, đặc biệt đổi mới cơ chế chính sách và thể chế theo hướng tạo điều kiện tối đa cho đầu tư vào nông nghiệp của các DN trong và ngoài nước. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Phát, đây là một quá trình dài hơi, trong đó phải gắn trực tiếp với biến động của thị trường, ưu tiên những mặt hàng thế mạnh nhằm nâng cao tối đa giá trị gia tăng hàng hóa.
Bộ trưởng Phát cho rằng mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp cần xoáy sâu vào việc tăng giá trị gia tăng hàng hóa theo hướng bền vững, từ đó cải thiện thu nhập cho nông dân. Trên cơ sở thế mạnh từng lĩnh vực, ông Phát khẳng định mỗi lĩnh vực cần đặt trọng tâm phát triển theo hướng cụ thể hóa. “Phải làm rõ trên mỗi cánh đồng trồng cây nào, mỗi địa phương nuôi con gì có lợi nhất, theo đó là khâu kỹ thuật để mang lại giá trị cao nhất cho hàng hóa nông sản” – Bộ trưởng nhấn mạnh.
Cơ hội thu hút đầu tư vào nông nghiệp
Đánh giá đường hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng hàng hóa, Viện trưởng Viện Chính sách phát triển NNTT Đặng Kim Sơn đồng tình: “Trong bối cảnh kinh tế VN khó khăn, nguồn vốn hạn chế thì việc sử dụng vốn cần tập trung đầu tư lĩnh vực đem lại giá trị gia tăng cao nhất. Một trong những nguồn vốn cần huy động là trong chính nhân dân, DN với mong muốn tìm địa bàn đầu tư an toàn, hiệu quả. Có như vậy tái cơ cấu nông nghiệp mới có trọng tâm”.
Theo ông Sơn, liên tiếp 3 năm trở lại đây, giá nông sản liên tục ở mức cao. Các dự báo của tổ chức quốc tế đều khẳng định trong vòng 30 – 50 năm nữa, giá cả nông sản thế giới sẽ tiếp tục tăng, cả DN và nhà đầu tư ngoài nước đều khẳng định ngành nông nghiệp VN có tiềm năng và đem lại ngày càng nhiều hơn lợi ích kinh tế. Đây sẽ là cơ hội lớn để hấp dẫn đầu tư bởi xưa nay đầu tư vào nông nghiệp rất hạn chế. Muốn như vậy, ngành nông nghiệp cần có tư duy đổi mới mạnh về thể chế nhằm tạo điều kiện tối đa cho các DN đầu tư vào nông nghiệp, đẩy mạnh giá trị hàng hóa. Điều này cũng sẽ đồng nghĩa với nâng cao thu nhập cho nông dân” – ông Sơn nhấn mạnh.
Về điều này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng khẳng định, ngoài việc tập trung rà soát lại quy hoạch sản xuất chăn nuôi và trồng trọt, đề án sẽ tập trung vào các biện pháp điều chỉnh cơ cấu đầu tư có trọng điểm, đặc biệt đổi mới cơ chế chính sách và thể chế theo hướng tạo điều kiện tối đa cho đầu tư vào nông nghiệp của các DN trong và ngoài nước. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Phát, đây là một quá trình dài hơi, trong đó phải gắn trực tiếp với biến động của thị trường, ưu tiên những mặt hàng thế mạnh nhằm nâng cao tối đa giá trị gia tăng hàng hóa.
THANH SƠN
Theo Lao Động
Bình luận (0)