Sở hữu nhiều loại gạo thơm được thị trường ưa chuộng như: Gạo sóc, gạo Châu Long, Nàng thơm chợ Đào, Cà đung Gò Công… nhưng một thời gian dài, thị trường xuất khẩu (XK) gạo thơm Việt Nam vẫn bỏ ngỏ. Trước tình hình XK gạo đang khó khăn, chưa bao giờ vị trí của gạo thơm lại được những doanh nghiệp (DN) XK kỳ vọng như giai đoạn hiện nay.
Nhiều tiềm năng
Với đặc tính cơm dẻo, thơm, mềm và xốp, gạo thơm đang được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng, đặc biệt mỗi dịp xuân về. Khảo sát tại các cửa hàng kinh doanh gạo cho thấy, hầu hết các cửa hàng đều bày bán các loại gạo ngon với những tên gọi quen thuộc như: Thơm lài, Nàng thơm chợ Đào, hương lài, jasmine, gạo sóc, gạo Châu Long, chín con Rồng Vàng… với giá dao động từ 15.000 – 30.000 đồng/ kg. “Tuy có nhiều tên gọi khác nhau nhưng hầu hết chúng được trồng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và chủ yếu phục vụ cho nhu cầu XK và tiêu thụ nội địa ở phân khúc người có thu nhập cao. Hiện những thương hiệu gạo Việt Nam đã được các ngành chức năng công nhận và tạo chỗ đứng vững chắc trong người tiêu dùng. Có thể kể đến như gạo thơm tỉnh Sóc Trăng, gạo thơm tỉnh Tiền Giang…”, ông Hồ Quang Cua, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng cho hay.
Với đặc tính cơm dẻo, thơm, mềm và xốp, gạo thơm đang được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng, đặc biệt mỗi dịp xuân về. Khảo sát tại các cửa hàng kinh doanh gạo cho thấy, hầu hết các cửa hàng đều bày bán các loại gạo ngon với những tên gọi quen thuộc như: Thơm lài, Nàng thơm chợ Đào, hương lài, jasmine, gạo sóc, gạo Châu Long, chín con Rồng Vàng… với giá dao động từ 15.000 – 30.000 đồng/ kg. “Tuy có nhiều tên gọi khác nhau nhưng hầu hết chúng được trồng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và chủ yếu phục vụ cho nhu cầu XK và tiêu thụ nội địa ở phân khúc người có thu nhập cao. Hiện những thương hiệu gạo Việt Nam đã được các ngành chức năng công nhận và tạo chỗ đứng vững chắc trong người tiêu dùng. Có thể kể đến như gạo thơm tỉnh Sóc Trăng, gạo thơm tỉnh Tiền Giang…”, ông Hồ Quang Cua, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng cho hay.
Thu hoạch lúa thơm tại ĐBSCL.
|
Theo số liệu khảo sát của ngành nông nghiệp, 5 năm qua sản lượng gạo XK của Việt Nam tăng gần 34%, trong khi giá trị tăng hơn 165% đã cho thấy có sự thay đổi theo hướng gia tăng gạo chất lượng cao và giảm dần gạo phẩm cấp thấp. Bình quân hàng năm, nhu cầu tiêu dùng gạo cao cấp chiếm đến gần 35% và có xu hướng tăng do nhu cầu thị trường thay đổi, khả năng cung ứng gạo chất lượng cao của Việt Nam ngày một cải thiện. Nhìn sang “đối thủ” Thái Lan, năm 2011 trong số 10 triệu tấn gạo XK, lượng gạo thơm chiếm đa số. Tuy nhiên do chính sách tăng giá thu mua, diện tích trồng và quy mô hạn chế… năm 2012 Thái Lan dự kiến sẽ thiếu hụt khoảng 2 triệu tấn gạo và đây là lợi thế của các DN trong nước trong việc tạo ra sự đối trọng cũng như tìm ra được lối đi mới cho XK gạo Việt Nam.
Từ năm 2010 gạo thơm Việt Nam đã được nhiều thị trường nhập khẩu ưa chuộng khi lượng gạo cung cấp tăng mạnh so với những năm trước đó. Phục vụ thị trường Tết Nguyên đán năm nay, trước đó các nhà nhập khẩu Hồng Công đã liên tục đặt hàng để cung cấp cho thị trường tại chỗ hoặc bán sang Trung Quốc, Malaixia… Hiện trong khi gạo phẩm cấp thấp bị cạnh tranh “dữ dội” với Ấn Độ, Pakixtan, gạo cao cấp của Việt Nam đang khẳng định được uy tín về chất lượng và vẫn có hợp đồng, bán với giá cao đang được nhiều nước như Thụy Điển, Ôxtrâylia…
Lối ra của xuất khẩu
Chính sách can thiệp mua lúa giá cao của Thái Lan đối với gạo thơm đang có những tác động không nhỏ đến giá cả thị trường. Hiện giá gạo thơm Thái Lan đã lên 1.050 – 1.060 USD/tấn, tăng khoảng 100-200 USD/tấn so với trước đó 1-2 tháng. Nhờ đó giá gạo thơm của Việt Nam cũng được đẩy lên thêm khoảng 30 – 40USD/ tấn. Nhận xét của các chuyên gia, thời gian tới giá XK gạo thơm sẽ còn tăng cao do thiếu hụt nguồn cung và Thái Lan vẫn muốn đẩy giá lên thêm. Trong khi đó, khảo sát tại các DN XK gạo cho thấy, sang năm mới XK gạo thơm tiếp tục tăng trưởng. Hiện ngoài việc hợp đồng XK tiếp tục được ký với các thị trường truyền thống, một số thị trường mới “chuộng” gạo thơm của Việt Nam đang sẵn sàng thương thảo ký những hợp đồng lớn để mua gạo thơm chất lượng cao ngay từ những tháng đầu năm 2012 do lũ lụt tại Thái Lan gây thiếu hụt.
Theo những DN có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh lúa gạo, hiện Việt Nam vẫn chưa thể “sánh vai” với Thái Lan ở phân khúc thị trường gạo cấp cao. Tuy nhiên, 2-3 năm gần đây, giá trị XK của các DN trong nước đã rút ngắn được sự chênh lệch đáng kể. Đến nay, gạo Jasmine của Việt Nam tại những thị trường trọng điểm như: Trung Quốc, Malaixia, Xinhgapo… đã có thể sánh ngang với gạo thơm của nước bạn. “Ý thức được vấn đề trên, ngành nông nghiệp đang tái khởi động lại chương trình 200 ngàn hécta lúa chất lượng cao. Ngay từ năm nay chúng tôi sẽ tập trung nhiều hơn cho gạo thơm bằng việc khuyến khích các DN triển khai những cánh đồng mẫu lớn tại ĐBSCL, mở rộng thị trường…”, ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết.
Cần chiến lược dài hơi
Ngay những năm đầu thập niên 21, ngành nông nghiệp đã có chủ trương chuyển một số diện tích trồng lúa từ lúa thường sang lúa chất lượng cao. Tuy nhiên do năng suất không cao và dễ bị sâu rầy nên nhiều nhà nông không mặn mà đã dẫn đến kế hoạch của ngành sớm phá sản. Nhìn sang nước bạn Thái Lan, khi bắt tay xây dựng thương hiệu gạo họ đã có một chiến lược với những việc phải làm. Ngay sau đó, họ đã triển khai kế hoạch thực hiện và việc làm trước tiên là tìm kiếm giống lúa phù hợp và chuyển giao kỹ thuật canh tác cho nhà nông giúp họ đạt năng suất cao nhất. Nhờ vậy, tại đây hầu hết nông dân đều sử dụng giống xác nhận, hoàn toàn khác Việt Nam khi nhà nông thường sử dụng lúa thu hoạch để làm giống nên thường lẫn nhiều loại giống. “Để có hạt gạo thơm XK đạt giá trị cao, từng bước xây dựng được thương hiệu chúng ta phải nhanh chóng thực hiện đồng bộ những giải pháp như: Sử dụng giống lúa đặc sản có mùi thơm, giống lúa có hàm lượng cao về prôtêin; phát triển công nghệ hạt giống và phát triển công nghệ sau thu hoạch…”, TS Bùi Chí Bửu, PGĐ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam phân tích.
Cũng theo ông Bửu, điều nghịch lý là hiện đầu tư cho khoa học nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất lúa gạo nói riêng còn thấp, chỉ đạt trung bình khoảng 30 triệu USD/ năm. Phát triển nông nghiệp hiện được ghi nhận nhờ đầu tư vốn, lao động… trong đó vốn cho đầu tư khoa học chỉ ở mức gần 50% so với các nước trong khu vực. Chính điều này đã dẫn đến thực trạng nhà nông đang “đói” những giống lúa cho năng suất và chất lượng cao khi thiếu nguồn cung cấp giống tốt với con số đến nay chỉ có khoảng 35% giống xác nhận được sử dụng trong sản xuất lúa. Ở một góc độ khác, chiến lược phát triển nông nghiệp – nông thôn và nông dân hay nói đến sự hợp tác của bốn nhà, nhưng thực tế trồng giống gì, bán ra sao do nhà nông tự bơi là chính. Các nhà vẫn hoạt động manh mún, mạnh ai nấy làm mà thiếu tính liên kết chặt chẽ và chưa có sự tự giác hỗ trợ nhau.
Tại Hội thảo quốc tế “Con đường phát triển lúa, gạo chất lượng cao” được tổ chức mới đây tại tỉnh Sóc Trăng, nhiều đại biểu cho rằng, xu hướng sản xuất nông nghiệp chất lượng cao đã hình thành từ rất lâu tại khu vực ĐBSCL. Hầu như địa phương nào cũng xây dựng chương trình này, nhưng phần lớn chỉ là bề nổi, vẫn chỉ nằm trên giấy tờ là chính. Nguyên nhân được cho là vẫn thiếu người cầm chịch một cách quyết liệt khi vận động sự tham gia của DN, nhà khoa học và nhà nông. “Những năm qua gạo luôn là 1 trong 10 mặt hàng chính có kim ngạch XK lớn nhất Việt Nam, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Trước những diễn biến thất thường của biến đổi khí hậu, thị trường… đã đến lúc các ngành chức năng cần ngồi lại, có một kế hoạch dài hơi, khả thi hơn cho sự phát triển bền vững của ngành lúa gạo nói chung và gạo thơm nói riêng”, ông Bửu nói thêm.
Từ năm 2010 gạo thơm Việt Nam đã được nhiều thị trường nhập khẩu ưa chuộng khi lượng gạo cung cấp tăng mạnh so với những năm trước đó. Phục vụ thị trường Tết Nguyên đán năm nay, trước đó các nhà nhập khẩu Hồng Công đã liên tục đặt hàng để cung cấp cho thị trường tại chỗ hoặc bán sang Trung Quốc, Malaixia… Hiện trong khi gạo phẩm cấp thấp bị cạnh tranh “dữ dội” với Ấn Độ, Pakixtan, gạo cao cấp của Việt Nam đang khẳng định được uy tín về chất lượng và vẫn có hợp đồng, bán với giá cao đang được nhiều nước như Thụy Điển, Ôxtrâylia…
Lối ra của xuất khẩu
Chính sách can thiệp mua lúa giá cao của Thái Lan đối với gạo thơm đang có những tác động không nhỏ đến giá cả thị trường. Hiện giá gạo thơm Thái Lan đã lên 1.050 – 1.060 USD/tấn, tăng khoảng 100-200 USD/tấn so với trước đó 1-2 tháng. Nhờ đó giá gạo thơm của Việt Nam cũng được đẩy lên thêm khoảng 30 – 40USD/ tấn. Nhận xét của các chuyên gia, thời gian tới giá XK gạo thơm sẽ còn tăng cao do thiếu hụt nguồn cung và Thái Lan vẫn muốn đẩy giá lên thêm. Trong khi đó, khảo sát tại các DN XK gạo cho thấy, sang năm mới XK gạo thơm tiếp tục tăng trưởng. Hiện ngoài việc hợp đồng XK tiếp tục được ký với các thị trường truyền thống, một số thị trường mới “chuộng” gạo thơm của Việt Nam đang sẵn sàng thương thảo ký những hợp đồng lớn để mua gạo thơm chất lượng cao ngay từ những tháng đầu năm 2012 do lũ lụt tại Thái Lan gây thiếu hụt.
Theo những DN có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh lúa gạo, hiện Việt Nam vẫn chưa thể “sánh vai” với Thái Lan ở phân khúc thị trường gạo cấp cao. Tuy nhiên, 2-3 năm gần đây, giá trị XK của các DN trong nước đã rút ngắn được sự chênh lệch đáng kể. Đến nay, gạo Jasmine của Việt Nam tại những thị trường trọng điểm như: Trung Quốc, Malaixia, Xinhgapo… đã có thể sánh ngang với gạo thơm của nước bạn. “Ý thức được vấn đề trên, ngành nông nghiệp đang tái khởi động lại chương trình 200 ngàn hécta lúa chất lượng cao. Ngay từ năm nay chúng tôi sẽ tập trung nhiều hơn cho gạo thơm bằng việc khuyến khích các DN triển khai những cánh đồng mẫu lớn tại ĐBSCL, mở rộng thị trường…”, ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết.
Cần chiến lược dài hơi
Ngay những năm đầu thập niên 21, ngành nông nghiệp đã có chủ trương chuyển một số diện tích trồng lúa từ lúa thường sang lúa chất lượng cao. Tuy nhiên do năng suất không cao và dễ bị sâu rầy nên nhiều nhà nông không mặn mà đã dẫn đến kế hoạch của ngành sớm phá sản. Nhìn sang nước bạn Thái Lan, khi bắt tay xây dựng thương hiệu gạo họ đã có một chiến lược với những việc phải làm. Ngay sau đó, họ đã triển khai kế hoạch thực hiện và việc làm trước tiên là tìm kiếm giống lúa phù hợp và chuyển giao kỹ thuật canh tác cho nhà nông giúp họ đạt năng suất cao nhất. Nhờ vậy, tại đây hầu hết nông dân đều sử dụng giống xác nhận, hoàn toàn khác Việt Nam khi nhà nông thường sử dụng lúa thu hoạch để làm giống nên thường lẫn nhiều loại giống. “Để có hạt gạo thơm XK đạt giá trị cao, từng bước xây dựng được thương hiệu chúng ta phải nhanh chóng thực hiện đồng bộ những giải pháp như: Sử dụng giống lúa đặc sản có mùi thơm, giống lúa có hàm lượng cao về prôtêin; phát triển công nghệ hạt giống và phát triển công nghệ sau thu hoạch…”, TS Bùi Chí Bửu, PGĐ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam phân tích.
Cũng theo ông Bửu, điều nghịch lý là hiện đầu tư cho khoa học nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất lúa gạo nói riêng còn thấp, chỉ đạt trung bình khoảng 30 triệu USD/ năm. Phát triển nông nghiệp hiện được ghi nhận nhờ đầu tư vốn, lao động… trong đó vốn cho đầu tư khoa học chỉ ở mức gần 50% so với các nước trong khu vực. Chính điều này đã dẫn đến thực trạng nhà nông đang “đói” những giống lúa cho năng suất và chất lượng cao khi thiếu nguồn cung cấp giống tốt với con số đến nay chỉ có khoảng 35% giống xác nhận được sử dụng trong sản xuất lúa. Ở một góc độ khác, chiến lược phát triển nông nghiệp – nông thôn và nông dân hay nói đến sự hợp tác của bốn nhà, nhưng thực tế trồng giống gì, bán ra sao do nhà nông tự bơi là chính. Các nhà vẫn hoạt động manh mún, mạnh ai nấy làm mà thiếu tính liên kết chặt chẽ và chưa có sự tự giác hỗ trợ nhau.
Tại Hội thảo quốc tế “Con đường phát triển lúa, gạo chất lượng cao” được tổ chức mới đây tại tỉnh Sóc Trăng, nhiều đại biểu cho rằng, xu hướng sản xuất nông nghiệp chất lượng cao đã hình thành từ rất lâu tại khu vực ĐBSCL. Hầu như địa phương nào cũng xây dựng chương trình này, nhưng phần lớn chỉ là bề nổi, vẫn chỉ nằm trên giấy tờ là chính. Nguyên nhân được cho là vẫn thiếu người cầm chịch một cách quyết liệt khi vận động sự tham gia của DN, nhà khoa học và nhà nông. “Những năm qua gạo luôn là 1 trong 10 mặt hàng chính có kim ngạch XK lớn nhất Việt Nam, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Trước những diễn biến thất thường của biến đổi khí hậu, thị trường… đã đến lúc các ngành chức năng cần ngồi lại, có một kế hoạch dài hơi, khả thi hơn cho sự phát triển bền vững của ngành lúa gạo nói chung và gạo thơm nói riêng”, ông Bửu nói thêm.
Lê Nghĩa
Theo Tin Tức
Bình luận (0)