Bộ Thương mại Mỹ ngày 27/3 đã ra phán quyết sơ bộ về chống trợ cấp đối với mặt hàng ống thép hàn cácbon của hai quốc gia là Việt Nam và Ấn Độ xuất khẩu vào nước này.
Theo đó, hai doanh nghiệp của Việt Nam được hưởng trợ cấp trong quá trình sản xuất, nhưng thấp hơn nhiều so với mức 289,95% của Ấn Độ. Cụ thể, doanh nghiệp Haiphong Hongyuan Machinery Manufactory Co. Ltd. hưởng trợ cấp ở mức 8,06% và sẽ phải chịu thuế chống bán phá giá. Còn doanh nghiệp SeAH Steel Vina Corp chỉ hưởng trợ cấp ở mức 0,04%, mức được coi là thấp và không phải chịu thuế bán phá giá.
Phán quyết sơ bộ nói trên dựa trên cuộc điều tra mà Bộ Thương mại Mỹ tiến hành, sau khi Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC) hồi tháng 12/2011 bỏ phiếu với tỷ lệ 5/0 chấp thuận đơn kiện của bốn công ty sản xuất ống thép của Mỹ gồm Allied Tube và Conduit, JMC Steel Group, Wheatland Tube và United States Steel Corporation. Các công ty của Mỹ cho rằng mặt hàng ống thép hàn cácbon có đường kính dưới 16 inch nhập khẩu từ một số nước được bán với giá rẻ bất thường nhờ hưởng trợ cấp đã làm họ mất thị trường và người lao động mất việc làm từ năm 2008. Có tổng cộng 40 nhà xuất khẩu ống thép vào Mỹ bị kiện.
Cùng nằm trong diện bị điều tra nhưng các doanh nghiệp của Oman và Các tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) được kết luận là không hưởng trợ cấp hoặc chỉ ở một mức rất thấp, nên sẽ không nằm trong diện bị áp thuế chống bán phá giá.
Dự kiến, USITC sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc điều tra từ nay cho tới tháng 8/2012, còn Bộ Thương mại Mỹ sẽ thực hiện cuộc điều tra của cơ quan này cho tới tháng 9/2012, trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu ống thép của Việt Nam và Ấn Độ.
Ước tính mỗi năm, Mỹ nhập khẩu số lượng ống thép có giá trị khoảng 64,5 triệu USD từ Ấn Độ, 53,9 triệu USD từ UAE, 50,1 triệu USD từ Việt Nam và 28,1 triệu USD từ Ôman. Ống thép, được sử dụng để sản xuất hệ thống máy bơm, máy điều hòa, phun nước, chỉ là một trong số nhiều mặt hàng, và Việt Nam cùng với Ấn Độ chỉ là hai trong số nhiều quốc gia bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp để bảo vệ các nhà sản xuất Mỹ không có đủ sức cạnh tranh. Trong đó, Trung Quốc là nước có nhiều vụ và mặt hàng nhất. Tính riêng trong năm 2010, đã có tới hơn 90 mặt hàng phải chịu ít nhất một trong các loại thuế trên do Bộ Thương mại Mỹ áp đặt.
Phán quyết sơ bộ nói trên dựa trên cuộc điều tra mà Bộ Thương mại Mỹ tiến hành, sau khi Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC) hồi tháng 12/2011 bỏ phiếu với tỷ lệ 5/0 chấp thuận đơn kiện của bốn công ty sản xuất ống thép của Mỹ gồm Allied Tube và Conduit, JMC Steel Group, Wheatland Tube và United States Steel Corporation. Các công ty của Mỹ cho rằng mặt hàng ống thép hàn cácbon có đường kính dưới 16 inch nhập khẩu từ một số nước được bán với giá rẻ bất thường nhờ hưởng trợ cấp đã làm họ mất thị trường và người lao động mất việc làm từ năm 2008. Có tổng cộng 40 nhà xuất khẩu ống thép vào Mỹ bị kiện.
Cùng nằm trong diện bị điều tra nhưng các doanh nghiệp của Oman và Các tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) được kết luận là không hưởng trợ cấp hoặc chỉ ở một mức rất thấp, nên sẽ không nằm trong diện bị áp thuế chống bán phá giá.
Dự kiến, USITC sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc điều tra từ nay cho tới tháng 8/2012, còn Bộ Thương mại Mỹ sẽ thực hiện cuộc điều tra của cơ quan này cho tới tháng 9/2012, trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu ống thép của Việt Nam và Ấn Độ.
Ước tính mỗi năm, Mỹ nhập khẩu số lượng ống thép có giá trị khoảng 64,5 triệu USD từ Ấn Độ, 53,9 triệu USD từ UAE, 50,1 triệu USD từ Việt Nam và 28,1 triệu USD từ Ôman. Ống thép, được sử dụng để sản xuất hệ thống máy bơm, máy điều hòa, phun nước, chỉ là một trong số nhiều mặt hàng, và Việt Nam cùng với Ấn Độ chỉ là hai trong số nhiều quốc gia bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp để bảo vệ các nhà sản xuất Mỹ không có đủ sức cạnh tranh. Trong đó, Trung Quốc là nước có nhiều vụ và mặt hàng nhất. Tính riêng trong năm 2010, đã có tới hơn 90 mặt hàng phải chịu ít nhất một trong các loại thuế trên do Bộ Thương mại Mỹ áp đặt.
Theo Tuấn Đạt (TTXVN)
Bình luận (0)