20h tối qua (31.7), lễ hội nhịp cầu xuyên Á lần thứ ba tại tỉnh Quảng Trị chính thức khép lại sau một tuần nhạt nhòa, đơn điệu bằng một lễ bế mạc. Người ta băn khoăn đầy trách nhiệm rằng nếu vẫn tiếp tục cách thức tổ chức tốn kém rất nhiều ngân sách và nguồn lực cho những lễ hội nghèo nàn về ý tưởng như thế này, thì biết đến bao giờ hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC) mới thực sự cho “thu hoạch” tương xứng với “gieo hạt”?
Gian hàng “tiềm năng và cơ hội” của tỉnh Lâm Đồng tại hội chợ EWEC: Ngày 30.7 bán được… 200.000đ tiền hàng(!). Ảnh: L.C.C
Hội chợ EWEC bằng… hàng xách tay
Đáng chú ý là trong số 470 gian hàng tham gia hội chợ, Lào chỉ có 3 gian mà cũng chỉ là sản phẩm từ gỗ rừng tự nhiên; Thái Lan “hoành tráng” hơn với con số 37 gian, nhưng trong đó có tới 12 gian là quảng bá doanh nghiệp chứ không bán hàng hóa sản phẩm. Nó cho thấy sự hội nhập và cộng hưởng về giao thương kinh tế từ các quốc gia trên EWEC, các địa phương có chung quốc lộ 9 xuyên qua 4 quốc gia EWEC là vô cùng… sơ khai và rất không đáng kể. Ông Nguyễn Hữu Hưng – Trưởng phòng XNK và hội nhập, Sở Công Thương QT – nói: “Hội chợ lần này, hải quan đã tạo điều kiện cho hàng hóa các nước trên EWEC tham gia bằng cách kê khai hàng… xách tay. Tuy nhiên, hạn chế của nó là hàng không thể về nhiều được, thấy rõ nhất là mặt hàng gà Thái Lan, người mua phải xếp hàng lấy số mới mua được”.
“Tin mừng” mà ông Hưng loan báo cho thấy một thực trạng rất đáng buồn: Đã gần chục năm trôi qua, với không biết bao nhiêu là văn bản hợp tác theo hướng ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện cho người, hàng hóa lưu thông trên EWEC được ký kết, nhưng đến nay, hàng hóa đi tham gia hội chợ công khai mà vẫn phải “lách luật” dưới tên gọi “hàng xách tay”. Trước đông đảo quan chức đến từ các nước EWEC, TS Lê Văn Tới – Cục trưởng Hải quan QT – đã nói rằng việc triển khai “một cửa, một điểm dừng” tại cặp CKQT Lao Bảo – Đen Sa Vẳn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do “không đồng đều về chi phí và lợi ích”. Thực tế là đã có một điểm dừng nhưng phải nộp tiền nhiều cửa, mới đi được.
Lễ hội = hội chợ + ca nhạc + hội thảo
Một tuần lễ hội nhịp cầu xuyên Á lần thứ ba đã cho ra đời công thức nói trên. Một du khách Thái Lan nói: “Thật chẳng biết đi đâu, làm gì cho hết thời giờ cả. Lẽ ra các nhà tổ chức lễ hội phải bày ra nhiều trò khác nữa ngoài hội chợ và ca nhạc, nhất là ban đêm ở TP.Đông Hà, nó dài và hiu quạnh, và… nhớ nhà làm sao”. Hai chương trình ca nhạc do một doanh nghiệp về thương mại – dịch vụ và quảng cáo ở TPHCM thực hiện với số tiền trên 4,5 tỉ đồng cho thấy nguồn lực từ ngân sách đã không được phát huy hiệu quả như mong muốn: Mỗi đêm diễn chỉ thu hút được vài ngàn người đến xem trong cảnh sân bãi lưa thưa người và bỏ ra về giữa chừng; thu hút nguồn lực xã hội thông qua quảng bá, tiếp thị hình ảnh và hiệu quả tiếp thị hình ảnh từ các chương trình ca nhạc này là thấp, nếu không nói là không có gì.
Đặc biệt, đêm ca nhạc ở khu du lịch biển Cửa Việt để bế mạc lễ hội đã không giữ nổi vài ngàn khán giả là ngư dân trong vùng cho đến hết đêm diễn, cho thấy sự yếu kém (hoặc là coi thường công chúng) của đơn vị được trả tiền để tổ chức sự kiện. Tiết mục hát về biển của một nữ ca sĩ được phụ họa bởi những nam – nữ thanh niên mặc đồ tắm, nhảy cà xờng và ném bóng cho nhau trên sân khấu là điển hình của sự dễ dãi và hạ cấp của nghệ thuật ca nhạc lễ hội. Rõ ràng, đòi hỏi đổi mới và làm giàu có từ ý tưởng đến hành động cho một hành lang kinh tế đẳng cấp như EWEC là cấp thiết.
Đáng chú ý là trong số 470 gian hàng tham gia hội chợ, Lào chỉ có 3 gian mà cũng chỉ là sản phẩm từ gỗ rừng tự nhiên; Thái Lan “hoành tráng” hơn với con số 37 gian, nhưng trong đó có tới 12 gian là quảng bá doanh nghiệp chứ không bán hàng hóa sản phẩm. Nó cho thấy sự hội nhập và cộng hưởng về giao thương kinh tế từ các quốc gia trên EWEC, các địa phương có chung quốc lộ 9 xuyên qua 4 quốc gia EWEC là vô cùng… sơ khai và rất không đáng kể. Ông Nguyễn Hữu Hưng – Trưởng phòng XNK và hội nhập, Sở Công Thương QT – nói: “Hội chợ lần này, hải quan đã tạo điều kiện cho hàng hóa các nước trên EWEC tham gia bằng cách kê khai hàng… xách tay. Tuy nhiên, hạn chế của nó là hàng không thể về nhiều được, thấy rõ nhất là mặt hàng gà Thái Lan, người mua phải xếp hàng lấy số mới mua được”.
“Tin mừng” mà ông Hưng loan báo cho thấy một thực trạng rất đáng buồn: Đã gần chục năm trôi qua, với không biết bao nhiêu là văn bản hợp tác theo hướng ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện cho người, hàng hóa lưu thông trên EWEC được ký kết, nhưng đến nay, hàng hóa đi tham gia hội chợ công khai mà vẫn phải “lách luật” dưới tên gọi “hàng xách tay”. Trước đông đảo quan chức đến từ các nước EWEC, TS Lê Văn Tới – Cục trưởng Hải quan QT – đã nói rằng việc triển khai “một cửa, một điểm dừng” tại cặp CKQT Lao Bảo – Đen Sa Vẳn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do “không đồng đều về chi phí và lợi ích”. Thực tế là đã có một điểm dừng nhưng phải nộp tiền nhiều cửa, mới đi được.
Lễ hội = hội chợ + ca nhạc + hội thảo
Một tuần lễ hội nhịp cầu xuyên Á lần thứ ba đã cho ra đời công thức nói trên. Một du khách Thái Lan nói: “Thật chẳng biết đi đâu, làm gì cho hết thời giờ cả. Lẽ ra các nhà tổ chức lễ hội phải bày ra nhiều trò khác nữa ngoài hội chợ và ca nhạc, nhất là ban đêm ở TP.Đông Hà, nó dài và hiu quạnh, và… nhớ nhà làm sao”. Hai chương trình ca nhạc do một doanh nghiệp về thương mại – dịch vụ và quảng cáo ở TPHCM thực hiện với số tiền trên 4,5 tỉ đồng cho thấy nguồn lực từ ngân sách đã không được phát huy hiệu quả như mong muốn: Mỗi đêm diễn chỉ thu hút được vài ngàn người đến xem trong cảnh sân bãi lưa thưa người và bỏ ra về giữa chừng; thu hút nguồn lực xã hội thông qua quảng bá, tiếp thị hình ảnh và hiệu quả tiếp thị hình ảnh từ các chương trình ca nhạc này là thấp, nếu không nói là không có gì.
Đặc biệt, đêm ca nhạc ở khu du lịch biển Cửa Việt để bế mạc lễ hội đã không giữ nổi vài ngàn khán giả là ngư dân trong vùng cho đến hết đêm diễn, cho thấy sự yếu kém (hoặc là coi thường công chúng) của đơn vị được trả tiền để tổ chức sự kiện. Tiết mục hát về biển của một nữ ca sĩ được phụ họa bởi những nam – nữ thanh niên mặc đồ tắm, nhảy cà xờng và ném bóng cho nhau trên sân khấu là điển hình của sự dễ dãi và hạ cấp của nghệ thuật ca nhạc lễ hội. Rõ ràng, đòi hỏi đổi mới và làm giàu có từ ý tưởng đến hành động cho một hành lang kinh tế đẳng cấp như EWEC là cấp thiết.
Lâm Chí Công
Theo Lao Động
Bình luận (0)