Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Đề xuất cấm tạm nhập tái xuất xăng dầu qua đường biển

Tạp Chí Giáo Dục

Giải pháp này được Bộ Tài chính và hải quan đưa ra nhằm chống hiện tượng doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở trong các quy định tạm nhập tái xuất, đặc biệt là với mặt hàng xăng dầu để trục lợi.

Trao đổi với báo chí cuối tuần qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn thừa nhận cơ chế tạm nhập tái xuất, đặc biệt với mặt hàng xăng dầu hiện đang tồn tại nhiều kẽ hở, có thể khiến doanh nghiệp lợi dụng trục lợi trái pháp luật. Trước đó, Hải quan TP.HCM đã ghi nhận nhiều trường hợp chuyển một phần xăng dầu tạm nhập thành kinh doanh nội địa, có khi 60% lô hàng, lúc tăng lên 80% và thậm chí có lúc đem bán trong nước nguyên cả lô hàng. Hàng ngàn tấn hàng tạm nhập đã được đưa ra thị trường nội địa theo cách như trên.

Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, do chênh lệch thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng dầu trong tám tháng đầu năm rất lớn (tăng từ 0% lên 12% hiện nay) nên nếu doanh nghiệp chuyển trái phép mặt hàng này từ tái xuất sang tiêu thụ nội địa thì lợi nhuận thu được sẽ rất lớn. Để khắc phục tình trạng nay, Tổng cục Hải quan đã tiến hành tổng kiểm tra đối với các doanh nghiệp đầu mối nhằm làm rõ lượng hàng nhập, xuất khẩu ở từng đơn vị cụ thể cũng như sai phạm cần xử lý. Kết quả dự kiến sẽ được công bố trong những ngày đầu tháng 9 này. Tuy nhiên, ngành tài chính cũng khẳng định cần sớm sửa đổi các quy định hiện hành về tạm nhập – tái xuất (theo Nghị định 12 năm 2006 của Chính phủ) để ngăn ngừa tình trạng doanh nghiệp lách luật. Trong đó, Bộ Tài chính kiến nghị cấm tạm nhập – tái xuất xăng dầu qua đường biển. Ngoài ra, cần coi doanh nghiệp tạm nhập, tái xuất hàng hóa là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, quy định rõ thời gian, tuyến đường vẫn chuyển các mặt hàng này, quy định ràng buộc hồ sơ xuất – nhập, thủ tục thanh toán…

CL (Theo Vnexpress)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)