Là phụ huynh, bạn cần phải quan tâm đến lịch tiêm chủng của con cũng như những chủng ngừa cần thiết phải thực hiện cho trẻ. Bởi vì từ đó, hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ được tăng cường hơn và bảo vệ trẻ khỏi những bệnh tật nguy hiểm ghé thăm.
Tiêm vắc xin là một cách giúp bảo vệ trẻ khỏi những bệnh như sởi, quai bị, thủy đậu, bệnh bại liệt và viêm gan. Đôi khi em bé của bạn có thể có những phản ứng nghiêm trọng đối với vắc xin nhưng đừng quá lo lắng nhé vì đó là trường hợp rất hiếm gặp.
3. Tự phát hiện những bệnh tật đơn giản của trẻ
Phụ huynh luôn phải là những thám tử, nơi bác sĩ có thể lấy mọi thông tin và manh mối về một biểu hiện nào đó của trẻ khi em bé nhà bạn bị bệnh.
Là cha mẹ, bạn nên để ý đến cảm giác thiếu ngon miệng của con trong những bữa ăn. Bởi vì nó có thể là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu trẻ có thể có những triệu như mệt mỏi, sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy…
Nói chung nên phát hiện sớm những dấu hiệu lạ của con để có thể thăm khám kịp thời. Đối với các triệu chứng bệnh nhẹ, bạn chỉ nên điều trị tại nhà 3 ngày cho trẻ. Nếu bệnh không thuyên giảm, bạn nên đưa trẻ đến bác sỹ thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân chính xác.
4. Cẩn trọng trong việc tự điều trị các triệu chứng bệnh tật ở trẻ
Khi trẻ cần thuốc, họ cần một liều lượng của trẻ nhỏ chứ không phải là liều lượng thuốc dành cho người lớn. Vì thế, bạn cần cho trẻ uống đúng liều lượng trên nhãn bao bì thuốc của trẻ. Muốn làm được điều này, bạn cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi cho trẻ uống bất cứ một sản phẩm thuốc nào đó khi điều trị tại nhà.
Ngoài ra, không nên sử dụng thuốc kháng sinh hoặc giảm đau cho trẻ vì nhiều chuyên gia y tế khuyên rằng, khi con bạn bị ngạt mũi, bạn nên thử dùng nước muối loãng và tăng cường độ ẩm vô trùng để chống nghẹt mũi cho trẻ xem sao.
Hoặc khi trẻ bị nôn mửa và tiêu chảy, điều quan trọng nhất là cho trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng bị mất nước một cách nhanh chóng.
Bạn chỉ sử dụng kháng sinh cho trẻ với bệnh nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng …. Uống thuốc kháng sinh quá nhiều có thể tạo điều kện khiến các vi khuẩn phát triển thêm và làm giảm sức đề kháng của trẻ nhà bạn.
5. Khuyến khích thói quen ăn ngủ và vệ sinh lành mạnh cho trẻ
Để ngăn chặn và hạn chế những bệnh tật ghé thăm trẻ, bạn nên luôn khuyến khích chúng có thói quen lành mạnh trong cuộc sống.
Ví như rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiêu, đi tiểu, sau khi chơi ngoài trời…. là một thói quen tốt giúp trẻ chống lại nhiều bệnh tật lâu dài.
Bình luận (0)