Hạt dưa, bí, hướng dương, điều, dẻ… chứa nhiều dinh dưỡng nhưng nếu khi ăn mà uống bia rượu, hút thuốc lá, nói quá nhiều sẽ rất dễ gây mất tiếng, khàn giọng
Ngày Tết không thể thiếu các loại hạt như: dưa, bí, hướng dương, điều, dẻ… Trong lúc chờ dọn thức ăn, mọi người thường nhâm nhi một ít đậu phộng, hạt điều… Đây là các loại hạt giàu chất béo.
Rất lợi nhưng phải sử dụng hợp lý
Các hạt giàu chất béo chứa khá nhiều dầu, khá giàu đạm và ít chất bột. Do đó, sử dụng hạt và dầu từ hạt giàu chất béo hợp lý trong khẩu phần ăn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngược lại, nếu sử dụng quá nhiều mà không cân đối khẩu phần ăn thì rất dễ gây ra béo phì.
Trong bảo quản, cần chú ý tránh nhiễm nấm Aspergillus vì nó có thể sinh ra độc tố gây ung thư. Nấm Aspergillus thường phát triển trên ngũ cốc, nhất là khi để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không bảo đảm. Các hạt giàu chất béo có chứa dầu nên nếu để lâu trong không khí cũng dễ bị ôxy hóa các acid béo, tạo ra những hợp chất độc và làm cho hạt có vị gắt dầu.
Rất lợi nhưng phải sử dụng hợp lý
Các hạt giàu chất béo chứa khá nhiều dầu, khá giàu đạm và ít chất bột. Do đó, sử dụng hạt và dầu từ hạt giàu chất béo hợp lý trong khẩu phần ăn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngược lại, nếu sử dụng quá nhiều mà không cân đối khẩu phần ăn thì rất dễ gây ra béo phì.
Trong bảo quản, cần chú ý tránh nhiễm nấm Aspergillus vì nó có thể sinh ra độc tố gây ung thư. Nấm Aspergillus thường phát triển trên ngũ cốc, nhất là khi để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không bảo đảm. Các hạt giàu chất béo có chứa dầu nên nếu để lâu trong không khí cũng dễ bị ôxy hóa các acid béo, tạo ra những hợp chất độc và làm cho hạt có vị gắt dầu.
Khi ăn những loại hạt trên, lượng chất béo trong hạt sẽ kích thích niêm mạc họng (nhất là những hạt bảo quản không tốt nên chất béo bị biến đổi thành những chất ôxy hóa có hại), do đó cần hạn chế uống nước lạnh, bia rượu, hút thuốc lá, nói quá nhiều… cùng lúc, bởi đây là những yếu tố gây kích ứng họng nhiều hơn làm cho bạn dễ bị mất tiếng, khàn giọng.
Đặc điểm dinh dưỡng và một số lưu ý
– Hạt dưa hấu: Có tác dụng lợi tiểu, dưỡng da, chống ôxy hóa và chống mệt mỏi, có thể dùng làm bữa ăn nhẹ xen kẽ cho người tiểu đường do có tác dụng điều hòa đường huyết, kích thích hệ thần kinh và hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Dầu từ hạt dưa hấu giúp nuôi dưỡng da và giữ da khỏe mạnh, đàn hồi tốt.
– Hạt hướng dương: Là nguồn cung cấp vitamin E tuyệt vời, giúp cơ thể chống sự tổn thương tế bào và ngăn sự ôxy hóa của cholesterol, nhờ đó giảm các bệnh lý do viêm (như viêm khớp, viêm xương, suyễn…).
Đặc điểm dinh dưỡng và một số lưu ý
– Hạt dưa hấu: Có tác dụng lợi tiểu, dưỡng da, chống ôxy hóa và chống mệt mỏi, có thể dùng làm bữa ăn nhẹ xen kẽ cho người tiểu đường do có tác dụng điều hòa đường huyết, kích thích hệ thần kinh và hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Dầu từ hạt dưa hấu giúp nuôi dưỡng da và giữ da khỏe mạnh, đàn hồi tốt.
– Hạt hướng dương: Là nguồn cung cấp vitamin E tuyệt vời, giúp cơ thể chống sự tổn thương tế bào và ngăn sự ôxy hóa của cholesterol, nhờ đó giảm các bệnh lý do viêm (như viêm khớp, viêm xương, suyễn…).
Lượng phytosterol trong hạt hướng dương cao chỉ sau hạt mè, giúp cạnh tranh hấp thu với cholesterol, chống xơ vữa động mạch và một số bệnh ung thư.
– Hạt bí ngô: Hàm lượng chất béo không no trong hạt bí ngô rất cao và chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng tốt cho bệnh nhân thấp khớp; được nhắc đến với tác dụng phòng ngừa phì đại tiền liệt tuyến, loãng xương ở nam, sỏi thận, ngừa bệnh tim mạch và tăng khả năng hoạt động của não.
– Hạt điều: Chứa khá nhiều chất béo và được xem là chất béo có lợi do thành phần các chất béo theo đúng tỉ lệ tốt nhất cho cơ thể. Trong hạt điều cũng chứa những acid béo có lợi giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch; nhiều ma nhê giúp hệ cơ xương khỏe mạnh, có vai trò chống cao huyết áp, vọp bẻ, nhức đầu migraine, căng thẳng, mệt mỏi, uể oải.
Do chứa nhiều đồng nên hạt điều giúp mạch máu đàn hồi tốt, phát triển mô liên kết ở cơ xương, giúp cơ thể sử dụng sắt hiệu quả, sinh melanine của da. Tuy vậy, không nên ăn một lúc quá nhiều hạt điều vì sẽ gây ra béo phì, đồng thời hàm lượng oxalate trong hạt điều cao không thải trừ kịp sẽ gây sỏi thận và sỏi mật.
– Hạt dẻ: Là loại hạt chứa nhiều vitamin B6 nhất, có tác dụng cải thiện quá trình chuyển hóa protein và tăng cường miễn dịch, giúp giảm nồng độ homocysteine máu, rất giàu chất xơ nên tốt cho hệ tiêu hóa. Hạt dẻ còn chứa chất chống stress và chống viêm polyphenol nhiều nhất trong các loại rau, trái cây có cùng trọng lượng; chứa nhiều lutein nên tốt cho mắt và mạch máu. Tuy nhiên, những người có tiền căn dị ứng đậu phộng nên thận trọng khi ăn loại hạt này.
– Hạnh nhân: Chứa nhiều vitamin E có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và các loại vitamin B giúp xả stress. Đây là loại thức ăn lý tưởng trong chế độ ăn cho người bị tiểu đường và các bệnh rối loạn glucose niệu. Nhờ chất xơ cao nên có lợi cho đường tiêu hóa cũng như tim mạch.
– Đậu phộng: Là nguồn cung cấp acid béo không no quan trọng, đồng thời được xếp hạng tốt trong các loại thức ăn giúp bảo vệ tim mạch, giúp tăng tuần hoàn não, giảm nguy cơ đột quỵ và ngăn ngừa ung thư trực tràng, bệnh sỏi mật, sa sút trí tuệ.
Tuy nhiên, cần lưu ý đậu phộng là một trong 8 loại thức ăn dễ gây ra dị ứng, rất dễ nhiễm nấm Aspergillus flavus sinh ra độc tố aflatoxin; giàu oxalate nên dễ gây lắng đọng trong cơ thể gây sỏi ở thận và mật; cạnh tranh hấp thu với canxi tại đường tiêu hóa.
– Hạt bí ngô: Hàm lượng chất béo không no trong hạt bí ngô rất cao và chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng tốt cho bệnh nhân thấp khớp; được nhắc đến với tác dụng phòng ngừa phì đại tiền liệt tuyến, loãng xương ở nam, sỏi thận, ngừa bệnh tim mạch và tăng khả năng hoạt động của não.
– Hạt điều: Chứa khá nhiều chất béo và được xem là chất béo có lợi do thành phần các chất béo theo đúng tỉ lệ tốt nhất cho cơ thể. Trong hạt điều cũng chứa những acid béo có lợi giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch; nhiều ma nhê giúp hệ cơ xương khỏe mạnh, có vai trò chống cao huyết áp, vọp bẻ, nhức đầu migraine, căng thẳng, mệt mỏi, uể oải.
Do chứa nhiều đồng nên hạt điều giúp mạch máu đàn hồi tốt, phát triển mô liên kết ở cơ xương, giúp cơ thể sử dụng sắt hiệu quả, sinh melanine của da. Tuy vậy, không nên ăn một lúc quá nhiều hạt điều vì sẽ gây ra béo phì, đồng thời hàm lượng oxalate trong hạt điều cao không thải trừ kịp sẽ gây sỏi thận và sỏi mật.
– Hạt dẻ: Là loại hạt chứa nhiều vitamin B6 nhất, có tác dụng cải thiện quá trình chuyển hóa protein và tăng cường miễn dịch, giúp giảm nồng độ homocysteine máu, rất giàu chất xơ nên tốt cho hệ tiêu hóa. Hạt dẻ còn chứa chất chống stress và chống viêm polyphenol nhiều nhất trong các loại rau, trái cây có cùng trọng lượng; chứa nhiều lutein nên tốt cho mắt và mạch máu. Tuy nhiên, những người có tiền căn dị ứng đậu phộng nên thận trọng khi ăn loại hạt này.
– Hạnh nhân: Chứa nhiều vitamin E có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và các loại vitamin B giúp xả stress. Đây là loại thức ăn lý tưởng trong chế độ ăn cho người bị tiểu đường và các bệnh rối loạn glucose niệu. Nhờ chất xơ cao nên có lợi cho đường tiêu hóa cũng như tim mạch.
– Đậu phộng: Là nguồn cung cấp acid béo không no quan trọng, đồng thời được xếp hạng tốt trong các loại thức ăn giúp bảo vệ tim mạch, giúp tăng tuần hoàn não, giảm nguy cơ đột quỵ và ngăn ngừa ung thư trực tràng, bệnh sỏi mật, sa sút trí tuệ.
Tuy nhiên, cần lưu ý đậu phộng là một trong 8 loại thức ăn dễ gây ra dị ứng, rất dễ nhiễm nấm Aspergillus flavus sinh ra độc tố aflatoxin; giàu oxalate nên dễ gây lắng đọng trong cơ thể gây sỏi ở thận và mật; cạnh tranh hấp thu với canxi tại đường tiêu hóa.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu (Bệnh viện Nhi Đồng 2-TPHCM)
Người lao Động
Bình luận (0)