Cảnh ô nhiễm trên sông Thị Vải trong thời gian Vedan xả nước thải không qua xử lý ra sông. |
Thời điểm này đúng một năm trước, trên các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ta đang rộ lên thông tin khủng khiếp về việc Vedan đầu độc dòng sông Thị Vải. Một vụ bê bối được Vedan thực hiện một cách có hệ thống, có chủ ý trong một thời gian dài.
Bằng cách bí mật xả thẳng nước thải không qua xử lý mỗi ngày, Vedan đã kiếm lời không nhỏ. Số tiền đó, mặc nhiên trở thành lợi nhuận, làm giàu bất chính cho doanh nghiệp.
Nhưng cũng chính nguồn lợi nhuận phi pháp đó đã để lại những dòng sông chết, ảnh hưởng đến cuộc sống và nguồn mưu sinh của hàng trăm nghìn hộ gia đình, và đầu độc hằng ngày, hằng giờ bao nhiêu người khác.
Hãy khoan nói đến trách nhiệm xã hội của mỗi doanh nghiệp, mà Vedan – một công ty đa quốc gia đã có gần 60 năm hoạt động – không thể không biết. Xét về khía cạnh đạo đức ở mức tối thiểu, đó là điều không thể chấp nhận.
Một doanh nghiệp chân chính không thể kiếm lời bất chính dựa trên sinh mạng của cộng đồng, một doanh nghiệp đa quốc gia càng không thể vô lương tâm, cố tình chà đạp lên quy chuẩn đạo đức tối thiểu đó.
Nếu việc vi phạm này xảy ra ở một vài nước khác, Vedan sẽ phải trả giá đắt, khi chịu mức phạt nặng nề của cơ quan công quyền, và cao hơn nữa, là sự tẩy chay ngay lập tức của người tiêu dùng – những người quyết định sự thành bại của doanh nghiệp!
Thật đáng tiếc, ở nước ta vụ bê bối này vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Có chăng, mới chỉ có hình ảnh của Vedan bị ô nhiễm nặng nề trong cộng đồng xã hội mà thôi.
Bằng cách bí mật xả thẳng nước thải không qua xử lý mỗi ngày, Vedan đã kiếm lời không nhỏ. Số tiền đó, mặc nhiên trở thành lợi nhuận, làm giàu bất chính cho doanh nghiệp.
Nhưng cũng chính nguồn lợi nhuận phi pháp đó đã để lại những dòng sông chết, ảnh hưởng đến cuộc sống và nguồn mưu sinh của hàng trăm nghìn hộ gia đình, và đầu độc hằng ngày, hằng giờ bao nhiêu người khác.
Hãy khoan nói đến trách nhiệm xã hội của mỗi doanh nghiệp, mà Vedan – một công ty đa quốc gia đã có gần 60 năm hoạt động – không thể không biết. Xét về khía cạnh đạo đức ở mức tối thiểu, đó là điều không thể chấp nhận.
Một doanh nghiệp chân chính không thể kiếm lời bất chính dựa trên sinh mạng của cộng đồng, một doanh nghiệp đa quốc gia càng không thể vô lương tâm, cố tình chà đạp lên quy chuẩn đạo đức tối thiểu đó.
Nếu việc vi phạm này xảy ra ở một vài nước khác, Vedan sẽ phải trả giá đắt, khi chịu mức phạt nặng nề của cơ quan công quyền, và cao hơn nữa, là sự tẩy chay ngay lập tức của người tiêu dùng – những người quyết định sự thành bại của doanh nghiệp!
Thật đáng tiếc, ở nước ta vụ bê bối này vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Có chăng, mới chỉ có hình ảnh của Vedan bị ô nhiễm nặng nề trong cộng đồng xã hội mà thôi.
Thế nhưng, thật nực cười khi chỉ sau một năm, Vedan lại được cấp 3 giấy chứng nhận “sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng”, do các tổ chức có uy tín xét duyệt.
Giấy chứng nhận “an toàn vì sức khỏe cộng đồng” cho Vedan – doanh nghiệp đã từng bức tử sông Thị Vải – quả thật như giọt nước tràn ly, gây phản ứng mạnh mẽ trong dư luận xã hội. Nó làm tổn thương tới không ít giải thưởng có bề dày truyền thống, uy tín khác, và quan trọng hơn nữa, nó gây tổn hại nặng nề tới lòng tin của cộng đồng xã hội về những giải thưởng, giấy chứng nhận nói chung và về tư cách, tính minh bạch cũng như động cơ của người trao giải.
Sự việc càng nhạy cảm hơn khi chúng ta đang cổ vũ chương trình ‘Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt’.
Để chương trình thành công, không ai khác ngoài mỗi doanh nghiệp Việt phải nỗ lực hết mình để sản xuất những sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận. Nhưng quả thực, trong cuộc cạnh tranh giành trái tim của người tiêu dùng, doanh nghiệp của chúng ta đang có nhiều bất lợi, và họ cần có những sự ưu tiên từ giới tiêu dùng, và sự ủng hộ từ Chính phủ và từ các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Xét cho cùng, động lực để mỗi người tiêu dùng ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới khi mua một món hàng nào đó là sự yên tâm (peace of mind) của họ với sự lựa chọn đó. Đó cũng chính là lý do người tiêu dùng ưa thích những mặt hàng có xuất xứ từ các nước phát triển, kể cả trong trường hợp thương hiệu của sản phẩm vẫn còn mới mẻ. Ngoài sức mạnh thương hiệu của bản thân, mỗi công ty nước ngoài còn được hỗ trợ mạnh mẽ bởi thương hiệu quốc gia của họ. Đã có con số thống kê để chứng minh rằng, thương hiệu quốc gia của Mỹ trị giá 14.000 – 16.000 tỷ USD, cũng tương tự như vậy là 6.000 tỷ cho Nhật Bản, 4.000 tỷ cho Đức, hay 1.100 tỷ cho Hàn Quốc. Những con số khổng lồ này luôn là điểm tựa cho sản phẩm của quốc gia họ dễ dàng được chấp nhận, được lựa chọn trên mọi thị trường.
Doanh nghiệp Việt của chúng ta chưa có được sự bảo trợ lớn lao như vậy từ thương hiệu quốc gia, và như thế, mỗi sự chứng nhận, mỗi giải thưởng chính thống luôn là đóng vai trò quan trọng trong việc giúp hàng Việt chiếm lĩnh lòng tin của người tiêu dùng. Những giải thưởng đó, như một tín chỉ từ một bên thứ ba, công bằng, minh bạch, xác nhận cho chất lượng của sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Nhưng, qua vụ "Vedan 2" này, lòng tin của cộng đồng người tiêu dùng về tính công bằng, minh bạch, không vụ lợi của người cấp chứng chỉ, bằng khen… sẽ như thế nào? Và xa hơn nữa, có còn không sự mong đợi của các doanh nghiệp làm ăn chân chính vào sự hỗ trợ hiếm hoi đó từ các cơ quan có trách nhiệm?
Giấy chứng nhận “an toàn vì sức khỏe cộng đồng” cho Vedan – doanh nghiệp đã từng bức tử sông Thị Vải – quả thật như giọt nước tràn ly, gây phản ứng mạnh mẽ trong dư luận xã hội. Nó làm tổn thương tới không ít giải thưởng có bề dày truyền thống, uy tín khác, và quan trọng hơn nữa, nó gây tổn hại nặng nề tới lòng tin của cộng đồng xã hội về những giải thưởng, giấy chứng nhận nói chung và về tư cách, tính minh bạch cũng như động cơ của người trao giải.
Sự việc càng nhạy cảm hơn khi chúng ta đang cổ vũ chương trình ‘Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt’.
Để chương trình thành công, không ai khác ngoài mỗi doanh nghiệp Việt phải nỗ lực hết mình để sản xuất những sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận. Nhưng quả thực, trong cuộc cạnh tranh giành trái tim của người tiêu dùng, doanh nghiệp của chúng ta đang có nhiều bất lợi, và họ cần có những sự ưu tiên từ giới tiêu dùng, và sự ủng hộ từ Chính phủ và từ các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Xét cho cùng, động lực để mỗi người tiêu dùng ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới khi mua một món hàng nào đó là sự yên tâm (peace of mind) của họ với sự lựa chọn đó. Đó cũng chính là lý do người tiêu dùng ưa thích những mặt hàng có xuất xứ từ các nước phát triển, kể cả trong trường hợp thương hiệu của sản phẩm vẫn còn mới mẻ. Ngoài sức mạnh thương hiệu của bản thân, mỗi công ty nước ngoài còn được hỗ trợ mạnh mẽ bởi thương hiệu quốc gia của họ. Đã có con số thống kê để chứng minh rằng, thương hiệu quốc gia của Mỹ trị giá 14.000 – 16.000 tỷ USD, cũng tương tự như vậy là 6.000 tỷ cho Nhật Bản, 4.000 tỷ cho Đức, hay 1.100 tỷ cho Hàn Quốc. Những con số khổng lồ này luôn là điểm tựa cho sản phẩm của quốc gia họ dễ dàng được chấp nhận, được lựa chọn trên mọi thị trường.
Doanh nghiệp Việt của chúng ta chưa có được sự bảo trợ lớn lao như vậy từ thương hiệu quốc gia, và như thế, mỗi sự chứng nhận, mỗi giải thưởng chính thống luôn là đóng vai trò quan trọng trong việc giúp hàng Việt chiếm lĩnh lòng tin của người tiêu dùng. Những giải thưởng đó, như một tín chỉ từ một bên thứ ba, công bằng, minh bạch, xác nhận cho chất lượng của sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Nhưng, qua vụ "Vedan 2" này, lòng tin của cộng đồng người tiêu dùng về tính công bằng, minh bạch, không vụ lợi của người cấp chứng chỉ, bằng khen… sẽ như thế nào? Và xa hơn nữa, có còn không sự mong đợi của các doanh nghiệp làm ăn chân chính vào sự hỗ trợ hiếm hoi đó từ các cơ quan có trách nhiệm?
* Tác giả bài viết là Giám đốc Công ty Tư vấn phát triển thị trường Mancom.
Theo VnE
Bình luận (0)